Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em ung thư

Trẻ em bị ung thư thường xuất hiện triệu chứng táo bón. Căn cứ vào hiện trạng phân đi ngoài của con em mình mà các bậc phụ huynh có thể sớm phát hiện ra hiện tượng sức khỏe bất thường của con và sớm điều trị đúng cách. Bài viết của Hà An Pharmacy chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề táo bón ở trẻ em ung thư để mọi người có thêm thông tin và hiểu biết nhiều hơn và rõ ràng hơn. 

Triệu chứng táo bón ở trẻ em mắc ung thư

Táo bón ở trẻ em ung thư.1 Triệu chứng mắc bệnh táo bón ở trẻ em ung thư

Ở trẻ em mắc phải căn bệnh ung thư thường có những triệu chứng dễ dàng nhận thấy như: 

  • Phân đi ngoài thường chặt cứng và nhỏ, vo thành viên nhỏ, đôi khi còn được tả như phân dê.
  • Ngoài ra còn có hiện tượng đau bụng, căng tức bụng, chướng bụng, cảm giác đau bụng, tất cả cơn đau dường như tập trung ở vùng bụng. 
  • Bên cạnh đó, trẻ em mắc ung thư thường xuyên ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn và trung tiện nhiều. 

Nguyên nhân gây táo bón do ung thư ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em ung thư.2 Tình trạng kén ăn ở trẻ em rất phổ biến

Trẻ em bị ung thư bị táo bón thường được hiểu là bị ung thư đường tiêu hóa, và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư đường tiêu hóa.

Nguyên nhân khách quan

  • Việc ăn uống không đảm bảo chất lượng, không cân đối và không đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là chất xơ. 
  • Ăn không đầy đủ hoặc không uống đủ nước cũng làm cơ thể tăng hấp thụ nước từ ruột để bù trừ lại vào phần nước bị thiếu. Điều này làm phân bị mất nước sẽ cứng và chặt hơn, rất khó và cảm thấy đau khi đi ngoài.

Nguyên nhân chủ quan

  • Bệnh nhi mắc ung thư thường luôn trong trạng thái mệt mỏi, sức lực yếu do đó hạn chế vận động thể lực, hạn chế việc chạy nhảy, cười đùa quá mức. Nếu hoạt động mạnh, vui chơi trong thời gian dài sẽ làm giảm nhu động ruột, thức ăn di chuyển vào ruột chậm hơn bình thường, dẫn tới tình trạng táo bón.
  • Các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể do không cân bằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng nồng độ Canxi trong máu cao nhưng nồng độ Kali máu thấp. 

Người thân chăm sóc bệnh nhi mắc ung thư bị táo bón cần làm gì?

Táo bón ở trẻ em ung thư.3 Sự quan tâm của người thân là rất quan trọng

Trẻ em còn quá nhỏ để nhận biết tình trạng sức khỏe của mình có ổn định hay không, vì vậy điều cần thiết nhất ở trẻ em mắc ung thư là sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, bố mẹ và người thân. Sau đây là một số điều mà người thân cần làm khi biết trẻ em mắc ung thư và bị táo bón

  • Xin lời khuyên nhân viên y tế, bác sĩ, chuyên gia để lên kế hoạch chăm sóc đường ruột hàng ngày cho trẻ em. Có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ như thuốc làm mềm phân, bổ sung chất xơ, nhưng dùng đúng cách và đúng liều vì đường ruột của trẻ em còn rất yếu.
  •  Người chăm sóc hãy cố gắng cho bệnh nhi ăn đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép ăn quá no. 
  • Nên quan tâm, theo dõi thời gian đi đại tiện của trẻ để có thể nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề bất thường, thông báo cho các y bác sĩ để có những cách điều trị sớm nhất và hiệu quả nhất. 
  • Táo bón ở trẻ em là do cơ thể thiếu nước, vì vậy hãy khuyến khích các em uống nhiều nước. Nước trái cây, ấm tiệt trùng hoặc nước nóng vào buổi sáng thường rất hữu ích cho bệnh nhi. 
  • Có những loại thức ăn tưởng chừng như có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng đối với trẻ em mắc ung thư bị táo bón thì cần tránh các loại trái cây như táo, bơ, các loại đậu, loại cải xanh...

Trẻ em mắc bệnh ung thư gặp táo bón thì nên làm gì?

Táo bón ở trẻ em ung thư.4 Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng sức khỏe
  • Bệnh nhi nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn quá lâu gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Bệnh nhi nên tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi dạo vào sáng sớm hoặc chiều tối càng nhiều càng tốt để tăng cường sức khỏe, làm cơ thể mau đói để tiếp nhận nhiều thức ăn hơn
  • Trẻ em nên hạn chế nhai kẹo cao su các loại và uống nước bằng ống hút. Sử dụng chúng có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu ở bệnh nhi. 
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhi nên giữ tinh thần thoải mái, nên ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ tránh trường hợp nhịn đói gây đau dạ dày
  • Không nên sợ hãi mà kén ăn, nhát ăn, làm cơ thể rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng, còi cọc. 

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về vấn đề táo bón ở trẻ em ung thư mà Hà An Pharmacy chúng tôi cung cấp. Hi vọng với những thông tin này, người đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết sâu rộng hơn để có thể phát hiện kịp thời bệnh ung thư ở trẻ em để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất. 

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng



Chat with Zalo