Những điều cần biết về bệnh thủy đậu và quai bị
Bệnh thủy đậu và quai bị đều là những tên bệnh trở nên rất quen thuộc đối với người Việt Nam, cũng có nhiều người mắc phải và trở nên phổ biến hơn. Vậy bệnh 2 bệnh này có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Điểm giống nhau
Bệnh thủy đậu và quai bị đều là những bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao, đây đều là bệnh gặp phổ biến ở trẻ em chủ yếu trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người lớn mắc phải nhưng tỷ lệ ít hơn so với trẻ em. Cả bệnh thủy đậu và quai bị đều dễ bị lây nhiễm qua tiếp xúc như ho, hắt xì, nói chuyện...
Ngoài ra, bệnh thủy đậu và quai bị đều có dấu hiệu sốt cao 3-4 ngày, mệt mỏi, chán ăn, uể oải. Với trẻ em bị bệnh này sẽ thường quấy khóc và bỏ ăn.
Dấu hiệu của bệnh thủy đậu và quai bị
Dấu hiệu của bệnh quai bị: Bệnh quai bị do vi rút paramyxovirus gây ra có các dấu hiệu thường gặp như người bị quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi căng thẳng, đau dưới mang tai,sưng một bên má sau khoảng 2 đến 3 ngày lan sang má bên kia. Người bị quai bị sẽ bị sốt cao từ 3 đến 4 ngày khu vực dưới mang tai sưng to không tấy đỏ cũng không tạo mủ nhưng lại gây cảm giác đau đớn.
Dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ em nói chung: Sốt nhẹ từ một đến hai ngày (37-38oC), cảm giác mệt mỏi và phát ban, đây là những dấu hiện đầu tiên của bệnh. Lúc mới xuất hiện là các nốt nhỏ li ty mà hồng gọi là nốt ban, sau đó nổi rộp lên da và sau khoảng 24 giờ những nốt màu hồng nhỏ li ti sẽ phỏng và mọng nước. Các nốt phỏng sẽ xuất hiện khắp cơ thể thậm chí cả da đầu và rất ngứa. Nhưng nếu điều trị tốt thì trong khoảng 4 đến 5 ngày các nốt phỏng sẽ khô dần và sau khoảng 2 tuần thì sẽ bắt đầu bong vảy.
Những lưu ý khi bị bệnh thủy đậu và quai bị
Mỗi bệnh thì cần có sự phòng tránh và kiêng khem chi tiết và cụ thể để tránh những biến chứng đáng tiếc cho cơ thể người mắc phải. Tuy vậy dưới đây cũng là một số lưu ý hữu ích cho người mắc bệnh.
- Tránh tự ý kê thuốc chưa có sự khám xét kiểm tra kĩ lưỡng từ bác sĩ.
- Tránh các đồ ăn nóng, tanh và đồ uống có ga như rượu bia...
- Tránh sờ tay vào chỗ bị virus gây bệnh
- Tránh những chỗ đông người để tránh lây lan bệnh và tạo sự lây nhiễm diện rộng.
- Luôn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể tránh để cơ thể bị căng thẳng suy nhược
- Luôn vệ sinh tay chân trước khi dùng bữa sau khi vệ sinh
- Đi tiêm phòng vắc xin chống virut gây bệnh.
Thường những người từng bị thủy đậu hay bị quai bị rồi thì sẽ hiếm khi có trường hợp nào tái phát lại bệnh trong đời vì sau khi bị bệnh thì cơ thể sẽ xuất hiện viruts kháng bệnh. Bệnh thủy đậu và quai bị rất dễ mắc phải, nên mọi người cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân nhất là các em bé chưa được tiêm phòng vắc xin chống viruts của 2 bệnh trên cần tránh tiếp xúc với người bệnh và môi trường nhiễm bệnh.
Thu Hà