Những điều cần biết khi chữa bệnh lậu

Bệnh lậu thường lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Khi mắc người bệnh dưỡng như không xuất hiện các triệu chứng cụ thể, nhất là ở giai đoạn đầu. Điều này khiến cho quá trình phát hiện bệnh sớm để chữa trị gặp nhiều trở ngại. 

Bệnh lậu là gì?

Lậu là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, thường mắc ở cả nam lẫn nữ nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục. Người bị bệnh lậu thường không xuất hiện các triệu chứng điển hình nên rất dễ lây nhiễm cho bạn tình.

Những điều cần biết khi chữa bệnh lậu 1Bệnh lậu sẽ lây truyền qua đường tình dục nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn

Tỷ lệ mắc bệnh lậu thường xuất hiện ở thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì vi khuẩn lậu cầu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe như: viêm mào tinh hoàn ở nam, viêm vùng chậu ở nữ, viêm khớp, lây nhiễm HIV,...

Những lưu ý cần nắm khi chữa bệnh lậu

Để chữa bệnh lậu một cách dứt điểm, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Bệnh lậu có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào phác đồ điều trị bệnh lậu gồm:

  • Thuốc kháng sinh Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
  • Thuốc kháng sinh Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
  • Thuốc kháng sinh Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
  • Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin Stada 500mg uống liều duy nhất.
  • Thuốc kháng sinh Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
  • Thuốc kháng sinh Doxycyclin 100mg uống 2viên/ngày x 7 ngày.
  • Thuốc kháng sinh Tetracyclin TW3 500mg uống 4 viên/ngày x 7 ngày.
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ngày x 7 ngày.
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.

Các loại thuốc doxycycline, tetracycline, ciprofloxacin không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Nên làm kháng sinh đồ để điều trị hiệu quả hơn

Hiện nay, vi khuẩn lậu cầu đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh. Tình trạng này sẽ ngày càng gia tăng ở nhiều nơi. Điều này khiến cho quá trình chữa bệnh lậu trở nên khó khăn hơn.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, để xác định loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao nhất với vi khuẩn lậu thì người bệnh nên tiến hành kháng sinh đồ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được điều trị kép nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh lậu.

Bệnh lậu trị khỏi vẫn có thể bị nhiễm trở lại

Thuốc điều trị có thể làm ngừng quá trình nhiễm trùng, tuy nhiên lại không thể phục hồi sự phá hủy mà vi khuẩn lậu cầu đã gây ra. Vì vậy, dù được chữa bệnh lậu thành công, thế nhưng khả năng bị mắc lại vẫn là rất cao nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa bệnh lậu

Bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Trong số đó, khả năng lây nhiễm HIV của người mắc bệnh lậu sẽ cao hơn bình thường nếu quan hệ tình dục thiếu sự an toàn.

Những điều cần biết khi chữa bệnh lậu 2Nữ giới mắc bệnh lậu thường sẽ tăng xuất tiết dịch, có sự thay đổi về màu sắc, mùi, số lượng

Bên cạnh đó, bệnh lậu còn có thể phát triển ra khớp xương hoặc máu, gây ra trạng viêm khớp vô cùng nguy hiểm. Nữ giới mắc bệnh lậu sẽ dễ bị viêm vùng chậu do lậu cầu lan đến ống dẫn trứng hoặc tử cung, thậm chí là vô sinh nếu không chữa trị kịp thời.

Đối với nam giới, những người bị mắc vi khuẩn lậu cầu có thể bị viêm mào tinh dẫn tới vô sinh nếu không phát hiện sớm và chữa bệnh lậu kịp thời, đúng cách.  

Bạn tình của người bệnh lậu có thể bị nhiễm bệnh

Bởi vì bệnh lậu có thể lây qua đường tình dục nên bạn tình của người bệnh rất dễ bị nhiễm nếu không thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục. 

Do đó, bạn tình của người mắc vi khuẩn lậu cầu cũng cần được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho tới khi cả 2 đã chữa bệnh lậu thành công.

Làm cách nào để phát hiện sớm bệnh lậu?

Bệnh lậu thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm để lên phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tốt nhất, chúng ta hãy tìm đến các cơ sở y tế và tiến hành khám sàng lọc các bệnh xã hội để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương hướng điều trị cụ thể, kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

Những điều cần biết khi chữa bệnh lậu 3Phụ nữ mắc bệnh lậu khi đang mang thai có thể truyền sang con

Những triệu chứng cần thực hiện khám sàng lọc để xác định cơ thể có bị mắc bệnh lậu hay không bao gồm:

  • Tiểu tiện gấp, đau, tiểu dắt hoặc tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu ra mủ, ra máu.
  • Khí hư xuất hiện bất thường về mùi, màu sắc hoặc số lượng.
  • Giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường, ra máu nhiều và kéo dài.
  • Cơ thể bị phát ban, nổi mụn và bị tổn thương da.
  • Có cảm giác đau rát tại vùng xương chậu.

Những phương pháp điều trị bệnh lậu

Các phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến đó là: 

Sử dụng kháng sinh

Khi bệnh lậu ở giai đoạn nhẹ thì thuốc kháng sinh đặc trị có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn lậu. Những loại kháng sinh đặc trị này sẽ được sử dụng ở dạng viên nén hoặc dạng dung dịch tiêm. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên phác đồ điều trị, sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.

Sử dụng công nghệ gen DHA

Là phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến. Được áp dụng cho các trường hợp nặng và phải điều trị kết hợp giữa sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị bên trong lẫn dùng DHA từ bên ngoài.

Với những thông tin đã chia sẻ bên trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về các triệu chứng cũng như cách chữa bệnh lậu hiệu quả được các cơ sở y tế áp dụng hiện nay. Nếu thấy nội dung bài viết này hay, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân để họ cùng tham khảo nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo