Những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y và cách xử lý

Thuốc Đông y là loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả được nhiều bệnh nhân sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, có không ít trường hợp người sử dụng bị dị ứng thuốc do các thành phần có trong đó đôi khi nhiều vô kể. Tìm hiểu ngay những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y dưới đây để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Đặc trưng của thuốc Đông y

Những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y và cách xử lý Thuốc Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay

Thuốc Đông y là những bài thuốc có thể gồm một vị hoặc nhiều vị. Những bài thuốc này đều được tạo ra từ các thầy thuốc hoặc do chính người dân xây dựng nên. Trong mỗi bài thuốc Đông y thường sẽ có 3 phần: 

  • Thuốc chính: Là vị thuốc có công dụng lớn nhất nhằm chữa bệnh chính.
  • Thuốc phụ: Là những vị thuốc dùng để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh cho thuốc chính.
  • Thuốc tùy chứng tăng thêm: Được dùng để giải quyết các triệu chứng phụ của bệnh.

Thuốc Đông y từ xưa đến nay được phân loại theo 5 dạng chính là thang, hoàn, tán, cao, đơn. Tùy theo các vị thuốc và loại bệnh mà cách sắc thuốc cũng như sử dụng thuốc cũng thay đổi theo. Cũng chính bởi sự đa dạng về vị thuốc mà thuốc Đông y có thể gây dị ứng cho người sử dụng.

Thuốc Đông y không mang lại hiệu quả tức thì như các loại thuốc Tây y. Do đó, để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, người dùng cần lưu ý:

  • Sắc thuốc đúng cách: Người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của thầy thuốc để sắc thuốc đúng cách. Với mỗi thang thuốc, nên sắc lại 2 lần với thuốc chữa bệnh, 3 - 4 lần với thuốc bổ, một số chỉ sắc 1 lần duy nhất.
  • Uống thuốc: Thuốc Đông y nên uống từ lúc còn ấm, lúc bụng nửa nói nửa no, uống sau ăn no có thể gây đầy bụng. Khoảng thời gian tốt nhất giữa các lần uống là 4 giờ với 3 lần uống/ngày và trên 8 giờ với 2 lần uống/ngày.
  • Sử dụng ấm sắc thuốc đúng chuẩn: Ấm sắc thuốc Đông y nên làm từ sứ hoặc đất nung. Không nên sử dụng các loại ấm kim loại, bởi hoạt chất hữu cơ dễ bị phân hủy hoặc làm biến đổi bởi kim loại, thậm chí còn có nguy cơ gây ngộ độc.

Dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y bạn cần biết

Những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y và cách xử lý 2 Dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y thể hiện chủ yếu qua da

Cũng giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc Đông y có thể gây ra dị ứng đối với những người bị hen phế quản, viêm mũi hoặc viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn, côn trùng đốt... hoặc tiền sử gia đình có người dị ứng. Nguyên nhân của việc dị ứng thuốc Đông y có thể là do:

  • Các thành phần trộn trong thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng kém.
  • Sử dụng các vị thuốc kỵ nhau hoặc người sử dụng dị ứng với một hay một số thành phần có trong thuốc.
  • Dùng quá liều.
  • Trong quá trình chăm bón dược liệu tự nhiên sử dụng quá nhiều chất hóa học độc hại.
  • Quá trình bảo quản, bào chế sai cách tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi gây dị ứng.
  • Nhầm lẫn dược liệu khi thu hái, mua bán và sử dụng có thể gây ngộ độc khi sử dụng.
  • Không tuân thủ cách sắc, cách uống, liều lượng và thời gian điều trị.
  • Sử dụng đồng thời cả Tây Y và Đông Y gây tương tác thuốc, dẫn đến sản sinh các chất gây hại cho cơ thể.

Những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y thường xuất hiện là: Ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi bọng nước trên da, viêm đỏ mắt, miệng, họng sốt cao. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Cách xử lý và cách phòng tránh dị ứng thuốc Đông y

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc Đông y

Khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y, người bệnh cần dừng ngay việc dùng thuốc và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hơn hết, các dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y thường xảy ra chậm, nên tốt nhất người bệnh vẫn cần tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc trong quá trình sử dụng để tránh các hậu quả không đáng có.

Phòng tránh dị ứng thuốc Đông y như thế nào?

Những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y và cách xử lý 3 Sử dụng thuốc đúng chỉ định giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng

Để hạn chế việc dị ứng với thuốc Đông y gây ra những tình trạng xấu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau trước khi sử dụng thuốc:

  • Lựa chọn bệnh viện y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền trong hệ thống y tế công hoặc các cơ sở y học cổ truyền đáng tin cậy, có giấy phép hành nghề để bốc thuốc đúng bệnh, đúng bài thuốc.
  • Cần bảo quản các vị thuốc cẩn thận, tránh để bị ẩm, mốc gây biến chất.
  • Không tự ý kết hợp các loại thuốc Đông y với Tây y.
  • Không sử dụng thuốc quá liều, bởi một số vị thuốc có thể gây hại khi sử dụng quá liều lượng cho phép.
  • Nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm như đậu xanh, giá, rau cải xanh, lươn, chạch, cá trê trong quá trình sử dụng thuốc Đông y.

Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh không phải là phương pháp sai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, những dấu hiệu dị ứng thuốc Đông y trên đây hy vọng có thể giúp bạn phát hiện và ngăn ngừa tình trạng này tốt hơn.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo