Những chấn thương khi đánh bóng chuyền hay gặp nhất mà bạn cần biết
Cùng Nhà Thuốc Hà An đi tìm hiểu những chấn thương hay gặp phải trong bộ môn bóng chuyền, nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh các chấn thương đó.
Các chấn thương hay gặp trong bộ môn bóng chuyền
Chấn thương vai:
Trong bộ môn bóng chuyền thì vai là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên khả năng bị các chấn thương như viêm vai, viêm gân, đau khớp vai, đứt dây chằng rất dễ xảy ra. Trong quá trình vận động thì gân, cơ bị chèn ép gây sai khớp, đau đớn, sưng đỏ.
Chấn thương tay:
Giữ vai trò quan trọng trong bộ môn thể thao này, tay phải hoạt động với cường độ cực cao gây ra các chấn thương ở tay hoặc cổ tay, các ngón tay. Chấn thương ngón tay xảy ra do vận động viên chắn bóng hoặc thực hiện các động tác chuyền bóng, đỡ bóng sai kỹ thuật. Còn chấn thương cổ tay là do chống xuống đất hoặc bị bẻ cong đột ngột.
Khi bị chấn thương sẽ xuất hiện triệu chứng nhức nhối khi duỗi tay, cử động cổ tay, nhấc đồ vật hoặc nắm thả bàn tay, ngón tay. Bong cổ tay, đứt dây chằng khuỷu tay, gãy tay, gãy ngón tay, trật khớp cổ tay là các chấn thương ở tay mà vận động viên bóng chuyền hay gặp nhất.
Chấn thương chân:
Đặc trưng của bộ môn bóng chuyền là di chuyển liên tục nên việc chấn thương đầu gối, chân là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân gây ra các chấn thương này là do vận động quá mạnh, thực hiện động tác sai kỹ thuật, thực hiện các hoạt động khởi động trước khi bắt đầu chơi không đúng, mang giày không đạt tiêu chuẩn dẫn đến chấn thương. Trong đó đầu gối là nơi hay bị chấn thương nhất vì phải nhảy lên đỡ bóng, đón bóng liên tục gây ra cách chấn thương như đứt dây chằng, viêm gân xương bánh chè, bong mắt cá chân,...
Chấn thương chân là một chấn thương khó tránh khỏi trong bộ môn bóng chuyền
Viêm gân tay quay:
Các động tác trong bóng chuyền thường dùng cơ bắp của tay để tạo lực đánh bóng, đỡ bóng, giao bóng dễ khiến cho bắp tay bị rách hoặc cơ bị viêm do hoạt động quá mức.
Bong gân:
Một chấn thương hay gặp nhất trong bộ môn bóng chuyền không thể không kể đến là bong gân mắt cá chân do các vận động viên phải thực hiện xuyên suốt trận đấu các động tác bật nhảy, nếu các động tác này không thực hiện đúng kỹ thuật, đúng tư thế sẽ dễ té ngã gây bong gân mắt cá chân.
Nếu mắc phải bong gân mắt cá chân nên chữa trị sớm thì quá trình phục hồi tốt hơn, có thể được điều trị bằng nẹp và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại nhà, trường hợp liên quan đến chấn thương sụn, gãy xương nên cần phải chụp X-quang hoặc MRI.
Viêm gân bánh chè:
Vị trí gân giữa xương ống chân và xương bánh chè dễ bị viêm vì phải hoạt động liên tục như chạy nhảy, cầu cản phá bóng.
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL):
Các động tác chạy nhảy, cản phá bóng, tiếp đất sai kỹ thuật sẽ gây ra chấn thương dây chằng chéo trước. Chấn thương này khá nguy hiểm cho vận động viên và ảnh hưởng đến việc tham gia thi đấu, bỏ lỡ nhiều cuộc thi đấu quan trọng vì mất gần 8-9 tháng để phục hồi.
Đau lưng:
Một trong những chấn thương hay gặp của vận động viên bóng chuyền là đau lưng, hầu hết các cơn đau đều do các động tác căng cơ, căng dây chằng.
Đau lưng là một chấn thương mà hầu như các vận động viên nào cũng từng gặp phải
Nguyên nhân dẫn đến các chấn thương trong bóng chuyền
Các chấn thương trong bóng chuyền chủ yếu do luyện tập quá sức, chơi bóng không đúng kỹ thuật, cụ thể các nguyên nhân gây ra như sau:
- Không linh hoạt giữa các bộ phận trong cơ thể: Khi các vận động viên chơi bóng sẽ có nguy cơ tập trung vào một số nhóm cơ nào đó làm cho tính tương đồng của các bộ phận như vai chân bị lệch nhau gây ra các chấn thương.
- Thực hiện không đúng kỹ thuật: Chấn thương đầu gối là một ví dụ điển hình cho việc tiếp đất không đúng kỹ thuật trong bộ môn bóng chuyền.
- Sức khỏe yếu, khả năng kiểm soát cơ thể kém: Khi thực hiện các động tác đỡ, cản bóng sẽ phải nhảy và tiếp đất khá nhiều nên việc mất cân bằng hoặc không kiểm soát được các hoạt động của cơ thể gây ra các chấn thương.
Các bộ phận trong cơ thể vận động không đồng đều dễ gây ra các chấn thương
Xử lý các chấn thương
Khi xảy ra các chấn thương thì việc đầu tiên là vận động viên phải bình tĩnh và phối hợp cùng với các bác sĩ xử lý các chấn thương càng sớm càng tốt.
- Chấn thương tay: Khi bị chấn thương tay thì ngay lập tức phải ngừng chơi, chườm đá vào vị trí bị đau, băng bó chỗ bị thương, có thể sử dụng băng dán như Salonpas để giảm đau, hỗ trợ vết thương mau lành.
- Chấn thương vai: Ngừng chơi và chườm lạnh chỗ bị thương, đồng thời tập các bài tập kéo giãn vùng vai kết hợp vận động nhẹ nhàng.
- Chấn thương chân: Ngừng chơi và chườm lạnh chỗ bị thương, băng bó vùng cơ bị đau, nếu nặng thì dùng nạng để cố định chân.
Chườm lạnh vào chỗ bị thương là cách giảm đau hiệu quả và an toàn
Phòng tránh các chấn thương trong bộ môn bóng chuyền
Việc chơi bóng chuyền khó tránh khỏi các chấn thương, do đó các vận động viên nên tự trang bị cho mình cách phòng tránh thì sẽ hạn chế các chấn thương ở mức tối thiểu.
- Luôn khởi động đúng kỹ thuật trước khi vào trận đấu.
- Dùng bảo hộ khi chơi bóng.
- Tuyệt đối không tiếp đất bằng đầu gối.
- Chân và tay là hai bộ phận phải luyện tập thường xuyên để làm quen với cường độ cao khi vào trận đấu.
Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi bóng chuyền để hạn chế các chấn thương
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về những chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền để có cách xử trí, phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp