Những bệnh thường gặp sau khi sinh mẹ cần lưu ý
Theo thống kê tỷ lệ phụ nữ bị bệnh hậu thai sản chiếm tỉ lệ cao hơn 30% trong 3 tháng đầu sau sinh. Một số bệnh thường gặp như băng huyết, mất sữa, sa tử cung...là những bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu như không được can thiệp kịp thời.
Băng huyết sau sinh
Tỷ lệ mắc bệnh băng huyết sau sinh và có nguy cơ gây tử vong cao nhất trong số những bệnh hậu sản, thường gặp đối với những mẹ sinh mổ. Những nguyên nhân gây ra băng huyết có thể do thời gian sinh quá dài làm tử cung tăng co kéo dài, nhiễm trùng ối sau khi sinh mổ.
Mặc dù sau khi sinh vài giờ thì các mẹ có thể xuất hiện sản dịch và kéo dài khoảng vài tuần, tuy nhiên mẹ cần phân biệt với những dấu hiệu băng huyết bất thường sau đây:
- Ra máu ồ ạt và không có dấu hiệu cầm máu.
- Máu ra thành từng dòng hoặc cục máu đông lớn, có màu đỏ tươi.
- Mẹ mất sức nhanh chóng, tim đập nhanh và có thể rơi vào tình trạng hôn mê.
- Bụng dưới đau dữ dội, da dẻ mẹ tím tái.
Băng huyết sau sinh vô cùng nguy hiểm, vì vậy mẹ sau sinh nên ở bệnh viện theo dõi từ 3-7 ngày để kiểm tra tình trạng thai nhi và thai phụ, đến khi mẹ khỏe hơn hãy bắt đầu về nhà.
Mất sữa
Hiện nay tình trạng mất sữa xảy ra với tỉ lệ cao vì những nguyên nhân sau:
- Mẹ bị trầm cảm, áp lực tâm lý trước và sau khi sinh.
- Núm vú bị nhiễm vi khuẩn sau sinh khiến mẹ không thể cho con bú.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không được nghỉ ngơi đúng cách làm mẹ yếu, tuyến sữa hoạt động kém và cho nguồn sữa không chất lượng.
- Sinh mổ: đa số những phụ nữ sinh mổ thường bị tắc sữa sau khi sinh vì tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và gây mê.
Hiện tượng mất sữa còn được chia làm 2 dạng sau:
Ít sữa: sữa mẹ ra ít, lúc có lúc không và khiến con bú không đủ no. Có thể do một số mẹ không có kinh nghiệm, không biết cách vắt sữa dư và cho con bú đúng cách, lâu ngày làm cho nguồn sữa bị cạn.
Tắc sữa: bầu vú mẹ căng tức sữa nhưng ống dẫn sữa bị tắc nên không tiết sữa ra ngoài núm vú được, khiến cho mẹ căng thẳng, không ăn uống được và có thể phát sốt.
Sữa mất hoàn toàn: mẹ hoàn toàn không có sữa, bầu vú không căng và chảy ra dung dịch nhạt, không có mùi vị, dù cố nặn cũng không ra sữa.
Khi mắc tình trạng này mẹ nên cải thiện chất lượng nguồn sữa bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, trong thời gian đó có thể cho con dùng sữa ngoài hoặc xin sữa từ người khác.
Trầm cảm sau sinh
Đa số phụ nữ sau sinh đều bị trầm cảm, nhưng 1 số người xuất hiện những biểu hiện trầm cảm sau sinh nhẹ và có thể tự khỏi sau 1 vài tuần như khó ngủ, cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng thường xuyên cáu gắt mà không có nguyên do. Tuy nhiên ở 1 số mẹ những biểu hiện trên xảy ra liên tục và nguy hiểm như:
- Luôn cảm thấy trống rỗng và buồn bã mà không có nguyên do
- Thường xuyên cảm thấy cô đơn, khó thường xuyên, 1 số mẹ lại cảm thấy lo sợ.
- Mất ngủ thường xuyên và không thể ngủ sau, thường hay giật mình tỉnh dậy vào giữa đêm.
- Không muốn tiếp xúc với người khác, có thể xuất hiện cảm giác chán ghét và cáu kỉnh ngay cả với con mình.
- Xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực như tự tử hoặc làm hại tới con nhỏ.
Sau thời gian khó khăn khi mang thai và sinh con thì các mẹ không thể tránh khỏi cảm giác trầm cảm, nhưng người thân cần chú ý đến những biểu hiện nặng của mẹ để có cách khắc phục kịp thời.
Sa tử cung
Sa tử cung là bệnh thường gặp với những mẹ sinh thường, hoặc đã từng sinh nở nhiều lần. Tình trạng sa tử cung thường chia làm 3 dạng sau:
Sau tử cung nhẹ: tử cung có dấu hiệu tụt xuống, khi mẹ hắt hơi hoặc cười sẽ có nước rỉ ra
Sa tử cung ra bên ngoài thành âm đạo: mẹ cảm giác cộm ở vùng kín, đau khi ngồi và có thể nhìn thấy 1 phần tử cung bị lòi ra ngoài âm đạo. Việc này làm các mẹ khó khăn khi tiêu, tiểu tiện và không thể quan hệ tình dục bình thường.
Sa tử cung nặng: tử cung sa hẳn toàn bộ ra ngoài âm đạo khiến mẹ cảm thấy phía cửa mình có 1 quả bóng căng phồng như sắp nổ. Vùng bụng dưới và cùng chậu đau dữ dội. Nếu để tình trạng tử cung sa nặng thì mẹ sẽ phải tiến hành phẫu thuật và nặng nhất và phải cắt bỏ cả tử cung.
Để tránh tình trạng này thì sau khi sinh mẹ cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, không nên vận động nhiều và mang vác vật nặng trong vòng 1 tháng sau khi sinh.
Ngoài những bệnh lý nguy hiểm trên thì mẹ sau sinh còn mắc phải nhiều bệnh như táo bón, trĩ, rạn da, tăng cân… Vì vậy quá trình chăm sóc mẹ sau sinh cần thực hiện bài bản và khoa học để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp