Người bị gout không nên ăn gì và nên ăn gì?
Bệnh gout (thống phong) là căn bệnh viêm khớp hình thành do rối loạn chuyển hóa purin khiến axit uric dư thừa trong máu. Lượng axit uric này khi đạt nồng độ quá cao sẽ tích tụ lại, tập trung ở các khớp, gây ra viêm nhiễm và sưng đau. Để hạn chế những cơn đau do bệnh, người bị gout cần có chế độ ăn hợp lý. Vậy người bị gout không nên ăn gì và nên ăn gì?
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh gout:
Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh gout bạn cần biết:
Đau khớp dữ dội: Thông thường, gout gây ra đau nhức ở những khớp lớn trên ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,.... Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, đột ngột như có kim châm vào các khớp, đau nhiều hơn vào ban đêm.
Cơn đau tái phát theo từng đợt: Mỗi đợt đau thường kéo dài từ 5-10 ngày rồi ngưng, sau đó sẽ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.
Sưng đỏ khớp: Tại các vị trí bị gout, khớp sẽ bị viêm, sưng đỏ, nóng và cứng khớp.
Triệu chứng khác: Sốt cao, ớn lạnh, lạnh run,…
Người bị gout nên ăn gì ?
![Người bị gout không nên ăn gì và nên ăn gì?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_gout_khong_nen_an_gi_va_nen_an_gi_2_14f1c8df82.jpg)
Chế độ ăn uống của bệnh nhân gout có ý nghĩa rất quan trọng, có thể làm hạ acid uric huyết bằng cách hạn chế đưa nhân purine vào cơ thể.
Cụ thể, người bệnh nên ăn:
- Trái anh đào: Giúp giảm lượng axit uric trong máu, đồng thời chống oxy hóa, kháng viêm, giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.
- Dưa leo: Thúc đẩy bài tiết axit uric qua đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị gout.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, hạt kê, vừng đen,... làm giảm cholesterol và acid uric trong máu, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa ít nhân purin:
Súp lơ: Thanh nhiệt, có tính mát.
Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt, ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,...
Bí xanh: Cấp nước, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau gout.
Cải xanh: Có tính kiềm, nhuận tràng.
Cà tím: Giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết, giảm tích tụ axit uric.
Nho: Nhiều vitamin, cấp thêm nước, bổ khí huyết, cường gân cốt.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Lựu, cam, bưởi,... Nghiên cứu cho thấy, nếu cung cấp cho cơ thể trên 500mg vitamin C mỗi ngày sẽ giảm bớt được 15% nguy cơ mắc gout.
- Các thực phẩm chứa ít acid uric: Ngũ cốc, các loại hạt, bơ, trứng, pho mát,...
- Bổ sung thêm nước có tính kiềm: Nước rau, nước khoáng,...
Người bị gout không nên ăn gì ?
Người bị gout không nên ăn gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người bị bệnh gout. Nguyên nhân chính hình thành nên bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa nhân purine và dư thừa axit uric. Do đó, nếu không muốn bệnh tiến triển ngày một nặng hơn, người bị gout không nên ăn những thực phẩm chứa nhân purin cao và làm tăng acid uric trong máu. Cụ thể hơn cho câu hỏi bị gout không nên ăn gì thì sau đây là những loại thực thẩm cần hạn chế trong bữa ăn của bệnh nhân gout.
![Người bị gout không nên ăn gì và nên ăn gì?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_gout_khong_nen_an_gi_va_nen_an_gi_3_577d602b12.jpg)
- Thịt: Thịt gà, thịt bê, thịt nai,... Trong thịt chứa nhiều nhân purin sẽ làm cho cơn đau gout kéo dài và trở nên trầm trọng hơn.
- Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, não, lòng lợn, tiết canh,.... Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhân purine cao nhất (trên 150mg). Chúng thậm chí có thể khiến bệnh nhân gout đau nhức dữ dội đến ức không đi lại được sau khi ăn.
- Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết,... Trong các loại cá này có chứa khoảng 50-150 nhân purine nên người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý.
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,... Chúng sẽ làm tăng mỡ máu, đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric.
- Bia, rượu: Bia rượu sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến người bệnh gout cảm thấy đau nhức, khó chịu hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ acid uric ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống rượu mạnh.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho người bị gout
Với người bệnh gout, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần tuân theo quy tắc sau:
- Để cân đối chất dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh gout nên cung cấp các thành phần sinh năng lượng trong mỗi bữa ăn theo tỉ lệ: Đạm <10%; chất béo có lợi 15-20%; Tinh bột 70%.
- Rau củ quả (trừ những loại trong danh sách cần kiêng) có thể ăn thoải mái.
- Có thể nạp vào cơ thể một lượng đường, bột trong khẩu phần ăn (gạo, bột mì, đường, bánh kẹo,...) với tỉ lệ cao hơn người bình thường một chút.
Qua bài viết Người bị gout không nên ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp cho những ai đang bị gout có chế độ ăn hợp lý hơn trong thời gian điều trị bệnh. Quan trọng hơn là câu trả lời bị gout không nên ăn gì sẽ giúp cho nhiều người hạn chế lượng axit uric vào cơ thể để người bị gout mau hết bệnh và cách phòng tránh cho mọi người không mắc phải bệnh gout.
Phương