Nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa và cách điều trị
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp trong cuộc sống. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chế độ ăn uống sinh hoạt và quá trình sử dụng thuốc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa và các phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn đối phó với tình trạng này một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất dễ hấp thu qua ống tiêu hoá đi vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân tác động làm cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được coi là rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hoá không được coi là bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất có thể sẽ mắc phải biến chứng liên quan đến tiêu hóa, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư đường ruột.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến như sau:
Viêm đại tràng
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể xảy ra do các nhân tố lỵ amip, shigella, salmonella… gây nên hội chứng ruột kích thích.
Bệnh lý liên quan đến dạ dày
Các bệnh lý thường gặp như viêm, loét dạ dày - tá tràng… gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Các vi khuẩn đường ruột bao gồm vi khuẩn có lợi và có hại. Trong đó vi khuẩn có lợi có vai trò điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có hệ vi sinh bị mất cân bằng sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng này, thường gặp nhất ở trẻ em.
Chế độ ăn uống
Người bệnh sử dụng các loại thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, uống nhiều rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi men tiêu hoá, gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, ăn uống không đúng giờ giấc, không điều độ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau trên nhiều bộ phận của hệ tiêu hoá, cũng có thể chỉ ảnh hưởng trên một bộ phận nhất định.
- Chướng bụng: Người bệnh cảm thấy bụng căng, tức, sờ vào cứng, đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn tiêu hoá chậm, không được tiêu hoá hết gây nên tình trạng này.
- Buồn nôn, nôn mửa: Đường tiêu hóa bị kích thích sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
- Ợ hơi, ợ nóng: Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này thì khả năng cao bạn có vấn đề về tiêu hoá rồi đấy.
- Đau bụng âm ỉ: Hầu như những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa đều xuất triệu chứng đau bụng. Người bệnh có thể đau bụng trên, phần dạ dày hoặc đau bụng dưới. Ban đầu bụng đau nhẹ, sau đó đau lan rộng và dữ dội hơn, đặc biệt là sau khi ăn các loại thực phẩm có tính chua, cay, nóng.
- Đại tiện bất thường: Các dấu hiệu tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.
- Chán ăn: Các vấn đề về tiêu hóa sẽ khiến người bệnh ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, giảm cảm giác thèm ăn.
Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Điều trị rối loạn tiêu hóa phụ thuộc vào từng triệu chứng cụ thể, dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng:
Chế độ dinh dưỡng
Thực đơn ăn uống không phù hợp là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn các thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ chua cay hay nhiều dầu mỡ. Đối với người tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn quá nhiều rau củ chứa chất xơ không hòa tan.
Bổ sung men tiêu hóa thông qua thực phẩm chức năng
Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác như viên uống Vân Mộc Hương Ladophar. Sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Viên uống có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên, nhưng chống chỉ định với những người bị táo bón, bởi các thành phần trong sản phẩm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.
Sử dụng thuốc
Sử dụng kháng sinh là cách trị dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì thế nếu tình trạng rối loạn trở nên nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các cách điều trị bệnh hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết đến cho người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!
Thùy Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp