Nguyên tắc phòng ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Bệnh cúm mùa xảy ra hàng năm và thường xuất hiện vào mùa đông xuân, các chủng virus cúm cũng sẽ thay đổi theo từng năm. Trẻ em rất dễ mắc phải bệnh cúm và thời gian nhiễm bệnh thường kéo dài hơn so với người lớn. 

Triệu chứng và diễn biến bệnh cúm mùa ở trẻ nhỏ 

Cúm mùa thường dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường do đều xuất hiện các dấu hiệu điển hình như: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, các triệu chứng của cúm mùa thường sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.

Sau khoảng 2 ngày cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), trẻ nhỏ có thể phát sinh các triệu chứng ban đầu như:

  • Các cơn sốt bắt đầu xuất hiện;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Có cảm giác ớn lạnh;
  • Mệt mỏi, cơ thể yếu ớt không còn chút sức lực;
  • Đau nhức cơ bắp;
  • Ăn không ngon;
  • Ho, đau họng;
  • Chảy nước mũi;
  • Buồn nôn; 
  • Đau tai;
  • Có thế xuất hiện tiêu chảy.
Nguyên tắc phòng ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Bệnh cúm mùa tuy lành tính nhưng vẫn có thể chuyển biến xấu đến trẻ

Sau 5 ngày tiến triển bệnh, sốt và các triệu chứng khác thường sẽ biến mất, tuy nhiên tình trạng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Nếu không có chuyển biến xấu, tất cả triệu chứng cúm mùa sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Thực tế cho thấy, bệnh cúm mùa ở trẻ thường lành tính. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển xấu và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm kết mạc hay nhiễm trùng tai. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu và có bệnh lý nền kèm theo rất dễ gặp biến chứng nếu bị cúm.

Nguyên tắc phòng ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ

Muốn phòng bệnh cúm mùa cho trẻ nhỏ hiệu quả, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ và đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

Tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm

Mục đích của biện pháp này nhằm làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa biến chứng do cúm mùa gây ra. Không những thế, tiêm vacxin cúm hàng năm cho trẻ còn giúp cơ thể bé được cập nhật các chủng virus cúm đang lưu hành, phát triển trong thời điểm đó. Cha mẹ cũng cần nắm các lưu ý trước khi tiêm phòng cúm để bảo vệ bé một cách đầy đủ, toàn diện nhất.

Nguyên tắc phòng ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ cha mẹ cần biết 1
Tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm để giúp trẻ phòng bệnh

Xây dựng thói quen tốt

Xây dựng các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp trẻ phòng ngừa tối đa nguy cơ nhiễm cúm mùa. Cụ thể: 

  • Tránh để trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm, người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp (giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 1 mét).
  • Nếu trẻ bị cúm được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà nên cho trẻ cách ly để tránh tạo điều kiện cho bệnh lây lan.
  • Với trẻ đã lớn, cha mẹ hãy hướng dẫn bé cách sử dụng giấy để che mũi và miệng khi bị ho hoặc hắt hơi, sau đó cho giấy vào thùng rác.
  • Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có lượng cồn hơn 60 độ.
  • Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống cho trẻ thật tốt.
  • Tránh để trẻ đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng vì hành động này khiến virus dễ lây lan.
  • Sát trùng các bề mặt vật dụng của trẻ bằng cồn 70 độ.
  • Cho trẻ mang khẩu trang khi đến chỗ đông người như: Siêu thị, bệnh viện, công viên, rạp chiếu phim… Để đảm bảo tối đa hiệu quả phòng ngừa bệnh lây nhiễm, mẹ có thể lựa chọn các loại khẩu trang y tế chất lượng tốt như khẩu trang 3D trẻ em Dolphin Mask. Không chỉ có khả năng ngăn vi khuẩn, giọt bắn đến hơn 95%, sản phẩm này còn được yêu thích bởi chất liệu mềm mại, thiết kế ôm sát gương mặt nhưng không hề gây bí thở cho bé.
Nguyên tắc phòng ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ cha mẹ cần biết 2
Khẩu trang 3D trẻ em Dolphin Mask là sản phẩm thích hợp giúp bảo vệ trẻ ở nơi đông người

Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ

Để phòng ngừa bệnh cúm mùa ở trẻ chuyển biến xấu gây ra các biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ. Nhất là trong việc dùng thuốc với mục đích làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nằm viện cho trẻ và phòng ngừa biến chứng.

Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm mùa

Nếu chẳng may bé nhà bạn bị cúm mùa, để phòng ngừa bệnh trở nặng hoặc biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần lưu ý một số điều sau :

  • Dù cho trẻ ở phòng riêng để cách ly nhưng vẫn cần đảm bảo môi trường sống thông thoáng, dễ chịu cho bé.
  • Trẻ cần được uống nhiều nước trong thời gian bị cúm mùa và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin với các loại thức ăn dễ tiêu để hồi phục nhanh hơn.
  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và thời gian quy định. Trẻ nhỏ bị cúm, sốt trên 38,5 độ C cần dùng thuốc chứa paracetamol đơn chất, cách mỗi 4 - 6 giờ kết hợp chườm ấm. Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ nhỏ.
  • Cúm mùa do virus gây ra nên dùng kháng sinh không có tác dụng. Do đó, cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị sau đó gặp phải nhiều khó khăn.
  • Mặc quần áo thoáng mát và cho trẻ tắm bình thường chứ không nên kiêng tắm.
  • Cần giữ ấm cho trẻ bị cúm mùa khi trẻ ngủ, nhất là và mùa lạnh hay lúc nửa đêm. Đồng thời, khi trẻ vã mồ hôi cần chú ý lau kịp thời vì lúc này trẻ rất dễ nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp.
  • Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ bỏ ăn, quấy khóc nhiều, bé sốt cao liên tục, sốt li bì dù đã dùng thuốc hạ sốt.
Nguyên tắc phòng ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ cha mẹ cần biết 3
Chú ý theo dõi trẻ để nhanh chóng phát hiện các chuyển biến xấu của bệnh cúm mùa

Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ có ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc bé. Cúm mùa là bệnh dễ lây khi trẻ ho hay hắt hơi làm cho virus bắn vào không khí. Vì thế, nếu trẻ bị cúm nên cho con ở nhà là tốt nhất để phòng lây lan cho cộng đồng. Đồng thời, để phòng ngừa cúm mùa cho bé hiệu quả, cha mẹ cũng cần trau dồi kiến thức về bệnh cúm để bảo vệ và chăm sóc trẻ tốt hơn nếu không may mắc bệnh.

Minh QA

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn



Chat with Zalo