Nguyên nhân và cách trị dứt điểm khô môi để trang điểm dễ dàng hơn
Có những hiểu biết đầy đủ về hiện tượng này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh, chăm sóc cho đôi môi của mình hiệu quả hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được bí quyết dứt điểm tình trạng môi khô nứt nhé!
Các nguyên nhân gây khô môi
Khô môi là hiện tượng khá phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải bởi lẽ da môi chúng ta không có tuyến dầu ở dưới như các vùng da khác của cơ thể nên đặc biệt dễ trở nên khô tróc hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến:
- Thời tiết: Vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí giảm thấp gây ảnh hưởng đến độ ẩm của môi, làm môi khô nứt. Ngoài ra, vào ngày hè nếu bạn phơi nắng quá lâu cũng làm khô môi do mất nước.
- Thói quen liếm, bặm môi: Nhiều người có thói quen liếm, bặm môi trong vô thức khi lo lắng, nước bọt có thể làm trôi đi lớp dầu tự nhiên, dẫn đến càng liếm thì môi càng khô khốc.
- Chế độ ăn uống: Người uống thiếu nước hoặc ít ăn hoa quả cũng dễ bị khô môi do thiếu nước.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng như thuốc histamin, thuốc chứa lithium, retinoids, thuốc lợi tiểu, viên uống bổ sung vitamin A,... có thể gây ra tác dụng phụ là môi bị khô.
- Đặc điểm cơ thể: Người sở hữu làn da khô thì đôi môi thường ở trong tình trạng khô nứt, bong tróc. Ngoài ra, ở bệnh nhân bị các bệnh khi viêm môi do nhiễm khuẩn hay nấm môi thì cũng có khả năng gây nên khô môi.
Thói quen liếm môi là một nguyên nhân gây khô môi
Khô môi có nguy hiểm cho sức khỏe không
Trong phần lớn các tình huống, khô nứt môi không phải là bệnh lý nguy hiểm hay gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, môi bong tróc, nứt nẻ cũng có thể là dấu hiệu của việc cơ thể đang trong tình trạng mất nước. Nếu trạng thái mất nước và điện giải trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng lú lẩn, hôn mê, mất ý thức, giảm bài tiết và đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, môi khô nứt nẻ cũng còn là triệu chứng đi kèm của một số bệnh lý liên quan đến miệng, chẳng hạn như khô miệng, sưng nóng, đỏ môi, lở môi, chảy máu, viêm loét lạnh do virus herpes simplex,... nên bạn cũng không nên chủ quan khi môi có hiện tượng khô khốc, bong tróc vảy.
Cách trị dứt điểm tình trạng khô môi
Nguyên tắc cơ bản nhất để cải thiện tình trạng môi khô nứt nẻ, bong tróc chính là duy trì độ ẩm cho môi. Các phương pháp bạn có thể áp dụng là:
Dùng son dưỡng
Bạn nên thoa son dưỡng cả ngày. Những loại son dưỡng phù hợp với những nàng đang bị khô môi nên có các thành phần cấp ẩm như dầu hạt gai dầu, dầu khoáng, dầu hạt thầu dầu, bơ hạt mỡ, nha đam. Đồng thời hạn chế các son dưỡng làm từ khuynh diệp, quế, bạc hà, bưởi, cam, chanh,... vì những nguyên liệu này sẽ làm tình trạng khô môi nghiêm trọng hơn.
Bạn nên thoa son dưỡng mỗi ngày để môi luôn căng mịn
Dừng các thói quen xấu
Để môi không bị khô nứt, thiếu ẩm nữa thì bạn nên ngừng các thói quen xấu như liếm, bặm môi. Không ngậm các vật làm từ kim loại như đầu bút, trang sức. Hạn chế tiêu thị các thực phẩm cay nóng, nhiều muối khiến môi bị mất nước, bong tróc. Đồng thời tránh xa thuốc lá, rượu bia để bảo vệ đôi môi bạn luôn căng mọng, mềm mịn.
Cung cấp nước cho môi
Đảm bảo rằng bạn uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ nước cho toàn cơ thể và đôi môi. Ngoài ra, để tạo độ ẩm cho môi trường sinh hoạt, bạn có thể dùng máy phun sương để giúp không khí bớt hanh khô hơn trong những ngày hè.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để môi không bị khô
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Khi gặp thời tiết lạnh có nhiều gió hoặc khi trời nắng gắt bạn nên dùng khẩu trang che môi lại để tránh bị khô. Ngoài ra bạn cũng thể sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 để bảo vệ môi khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời.
Dưỡng ẩm môi với các nguyên liệu tự nhiên
Để xoa dịu làn môi khô nứt, bạn có thể thoa trực tiếp các nguyên liệu tự nhiên như lô hội, dầu dừa, mật ong, dưa chuột, trà xanh,... để dưỡng ẩm cho môi. Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa nên giúp môi khỏe mạnh từ bên trong, luôn căng mọng, hồng hào và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm môi.
Dưỡng ẩm với các nguyên liệu tự nhiên giúp môi khỏe mạnh từ bên trong
Mặc dù đôi môi khô nứt nẻ không gây hại nhiều cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trang điểm, làm lớp son khi lên môi trở nên lợn cợn, không đều màu. Do đó, bạn nên áp dụng những cách làm kể trên để trị dứt điểm tình trạng khó chịu này và nhanh chóng sở hữu đôi môi căng mọng, không tì vết giúp đánh son đẹp hơn nhé!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp