Nguyên nhân thai vào tử cung chậm và dấu hiệu xác định thai đã vào tử cung

Để trứng gặp được tinh trùng và làm tổ bám vào thành tử cung phải mất một khoảng thời gian nhất định. Nguyên nhân thai vào tử cung chậm thường sẽ do cơ địa, vòi trứng hoặc có thể là do thai nằm ngoài tử cung. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn những nguyên nhân trên và dấu hiệu thai đã vào tử cung nhé!

Thời gian chính xác để thai vào tử cung

Sau khi kết thúc quá trình thụ tinh từ 3 đến 4 ngày thì trứng sẽ tiến đến niêm mạc ở buồng trứng. Sau đó, nó sẽ gắn vào đó trong giai đoạn từ 8 đến 16 tế bào. Trong khoảng thời gian tiếp theo, phôi thai sẽ phát triển ở tử cung đến khi đủ tháng. 

Phôi thai sẽ bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung trong vòng từ 10 đến 13 ngày. Khi nó di chuyển sẽ khiến cho phụ nữ bị chậm kinh trong vòng 3 đến 5 ngày.

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm và các dấu hiệu xác định thai đã vào tử cung 1Thời gian phôi thai đi từ ống dẫn trứng vào tử cung là khoảng 13 ngày

Tuy vậy, trong một số trường hợp, thời gian di chuyển của phôi thai đến tử cung có thể lâu hơn 13 ngày, dẫn đến việc kinh nguyệt chậm kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể sử dụng que thử thai hoặc đi siêu âm để kiểm tra và xem được hình ảnh của thai trong tử cung.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai nhi không thể được phát hiện bằng siêu âm, điều này có thể gây lo lắng cho mẹ bầu. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của việc thai vào tử cung chậm là do sự chênh lệch về tuổi thai so với tuổi thai phát triển thực tế từ 1 đến 2 tuần.

Để phát hiện thai nhi, xét nghiệm Beta hCG có thể được thực hiện để xác định mức độ hormone này trong máu hoặc nước tiểu, thường khoảng 14 ngày sau khi thụ tinh đã diễn ra.

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm thường gặp

Thai vào tử cung chậm thường khiến chị em có cảm giác hụt hẫng và lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cùng điểm qua 3 nguyên nhân chính dẫn đến thai vào tử cung chậm ngay dưới đây:

Nguyên nhân do cơ địa của mẹ bầu

Mỗi mẹ bầu đều có cơ thể và sức khỏe khác nhau, điều này dẫn đến thời gian di chuyển của phôi thai vào tử cung ở mỗi người cũng khác nhau. Thực tế, phôi thai bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để lấy chỗ trong khoảng thời gian từ 10 đến 13 ngày.

Sự di chuyển này có thể gây ra hiện tượng chậm kinh trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, do yếu tố cơ thể khác nhau, không phải mẹ bầu nào cũng có quá trình di chuyển của phôi thai vào tử cung chính xác như vậy.

Trong một số trường hợp, thời gian di chuyển của phôi thai vào tử cung có thể kéo dài hơn 13 ngày, dẫn đến mất kinh của mẹ bầu kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Do đó, sau khoảng thời gian này, siêu âm mới có thể thấy được hình ảnh của thai trong tử cung của mẹ bầu.

Xuất hiện vấn đề liên quan đến vòi trứng hoặc ống dẫn trứng

Vấn đề thai vào tử cung chậm có thể bắt nguồn từ sự bất thường của vòi trứng và ống dẫn trứng, đặc biệt là trong các trường hợp mẹ bầu đã phẫu thuật trên khu vực này. Việc phẫu thuật có thể gây ra vết sẹo và làm ống dẫn trứng bị hẹp hoặc có những chướng ngại vật khác.

Điều này gây cản trở cho phôi thai di chuyển vào tử cung và làm cho quá trình này chậm trễ hơn so với những trường hợp phụ nữ có vòi trứng cũng như ống dẫn trứng bình thường. 

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm và các dấu hiệu xác định thai đã vào tử cung 2Vòi trứng và ống dẫn trứng hẹp là nguyên nhân thai vào tử cung chậm

Mang thai ngoài tử cung

Việc mang thai ngoài tử cung là nguyên nhân thai chưa vào tử cung, và đây là một tình huống nguy hiểm. Nếu phôi thai gặp phải sự cản trở tại vòi trứng và ống dẫn trứng, nó sẽ không thể di chuyển vào tử cung thành công. 

Nếu chị em thấy thời gian chậm kinh nguyệt kéo dài hơn 20 ngày nhưng vẫn chưa thấy túi thai trong buồng thai khi tiến hành siêu âm, có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Khi nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, chị em cần tiến hành các xét nghiệm để xác định tình trạng của thai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mang thai ngoài tử cung có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Việc thai vào tử cung chậm cũng là một vấn đề quan trọng cần được theo dõi và chẩn đoán kịp thời. Chị em cần đến thăm khám và chủ động theo dõi các dấu hiệu để phát hiện mọi nguy cơ có thể xảy ra và tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm và các dấu hiệu xác định thai đã vào tử cung 3Mang thai ngoài tử cung nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng

Những dấu hiệu nào cho biết thai đã vào tử cung?

Để biết liệu thai nhi đã thành công vào tử cung hay chưa, mẹ bầu thường phải dựa vào các xét nghiệm như siêu âm để có thể chắc chắn được. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể nhận biết được bằng một số dấu hiệu sau:

  • Ra huyết âm đạo: Khi thai nhi đã cấy vào niêm mạc tử cung thành công, có thể gây ra hiện tượng chảy máu ở âm đạo. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải phân biệt rõ đây là ra máu do thai nhi cấy vào hay do các vấn đề khác như bệnh lý âm đạo, rối loạn kinh nguyệt...
  • Tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể: Sự thay đổi của nội tiết tố ở giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm cho thân nhiệt của mẹ tăng nhẹ, khoảng từ 0.3 đến 0.5 độ C.
  • Căng và đau bầu vú: Sau khi thai nhi cấy vào niêm mạc tử cung, tuyến vú của mẹ bầu sẽ được kích thích phát triển. Việc này sẽ làm cho vú bị căng và đau.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, chuột rút ở bụng dưới, tiểu nhiều lần, buồn nôn, ốm nghén...

Tuy nhiên, để có thể chắc chắn thai nhi đã vào tử cung hay chưa, mẹ bầu nên đến thăm khám tại các bệnh viện phụ sản để tiến hành siêu âm từ ngày thứ 9 sau khi phát hiện có dấu hiệu chậm kinh. Điều này sẽ giúp mẹ bầu được chẩn đoán và xác nhận thai nhi đã vào tử cung thành công hay chưa một cách chính xác và kịp thời.

Bài viết trên đây đã cập nhật chi tiết nhất những thông tin xoay quanh những nguyên nhân thai vào tử cung chậm thường xuyên xuất hiện ở các bà mẹ. Bên cạnh đó Hà An Pharmacy cũng chia sẻ cho bạn đọc những dấu hiệu khi thai đã vào tử cung. Hy vọng với những chia sẻ này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất, đừng quên theo dõi trang web và bỏ túi thêm nhiều kiến thức y khoa nữa nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn



Chat with Zalo