Giải đáp: Ăn miến có béo không? Những điều thú vị về miến
Miến là một loại thực phẩm rất thân thuộc trong bữa ăn của người Việt. Không chỉ có vậy, nhiều người còn dùng miến như một món ăn để duy trì vóc dáng. Nhưng một số người khác lại thắc mắc ăn miến có béo không? Cùng Nhà Thuốc Hà An tìm câu trả lời về miến với bài viết dưới đây.
Miến được tạo ra như thế nào?
Để biết được liệu ăn miến có béo không, trước tiên bạn cần biết cách sợi miến được tạo ra. Miến là thực phẩm có dạng sợi khô, thường được tạo ra với các nguyên liệu như bột sắn, bột khoai lang hoặc bột dong.
Sau khi được ngâm khoảng một ngày, bột để làm miến sẽ trải qua công đoạn tách lọc bằng vải mềm và để lắng cặn. Công việc này được lặp lại cho đến khi bột đạt đủ tiêu chuẩn để tiến hành làm miến. Theo những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, công đoạn này nhằm mục đích tách sạn và loại bỏ nhựa dong.
Tiếp đó tiến hành đổ nước sôi vào bột đã làm sạch, đánh đều cho tới khi bột chín và ngả sang màu vàng đục, thành phẩm cuối cùng sẽ là những sợi miến màu đen nhạt và hơi trong suốt. Đây cũng chính là bước quyết định độ dẻo và dai của sợi miến.
Sợi miến sau đó sẽ được mang đi phơi hoặc sấy khô để dễ bảo quản, cũng như giữ được hương vị của củ dong. Việc này cũng giúp cho miến giữ được tối đa chất dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng. Đây chính là một trong những lý do khiến nhiều người thích ăn miến.
Miến có phải thực phẩm giàu dinh dưỡng?
Các chất dinh dưỡng trong miến có thể thay đổi ít nhiều, nhưng nhìn chung, mỗi khẩu phần ăn đều có lượng protein và carb vừa phải, đồng thời miến lại khá ít chất béo và chất xơ. Miến cũng có hàm lượng selen khá cao, cung cấp 14 % nhu cầu hàng ngày (DV).
Một khẩu phần ăn (120 gram) miến có chứa những thành phần dinh dưỡng sau:
- Calo: 80 calo.
- Tinh bột: 16 gram.
- Chất xơ: 2 gram.
- Chất đạm: 5 gram.
- Chất béo: Gần bằng 0.
- Folate: 102% giá trị hàng ngày (DV).
- Phospho: 17% DV.
- Sắt: 15% DV.
- Kali: 11% DV.
Miến có hàm lượng protein cao hơn các thực phẩm dạng sợi khác, bao gồm 5 gram trong mỗi khẩu phần ăn. Ngoài ra, miến còn cung cấp hơn 100% DV cho folate (hay vitamin B9), rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và hình thành DNA. Hàm lượng vitamin B9 thấp có thể dẫn đến tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các bệnh mãn tính như ung thư.
Đồng thời, miến cũng cung cấp một lượng đáng kể phospho, sắt và kali trong chế độ ăn hàng ngày.
Lợi ích sức khỏe mà miến mang lại
Hầu hết lợi ích sức khỏe mà miến mang lại liên quan đến hàm lượng và thành phần tinh bột có trong miến.
Hỗ trợ giảm cân
Bột dong riềng có trong miến bao gồm 32% tinh bột kháng mà cơ thể không tiêu hóa được. Nhờ thành phần này mà miến có thể điều chỉnh sự thèm ăn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả về lâu dài.
Trong một nghiên cứu ở 20 người trưởng thành, những người dùng chất bổ sung có chứa 50 gram tinh bột kháng tiêu thụ lượng calo thấp hơn đáng kể sau 24 giờ khi so sánh với nhóm không sử dụng. Ngoài ra, hàm lượng protein đáng kể có trong miến cũng có thể hỗ trợ cảm giác no.
Miến giúp chống tiêu chảy
Miến có thể giúp điều trị tiêu chảy bằng cách làm cứng phân và giúp bạn bù nước. Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất nước, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong – đặc biệt ở những đối tượng dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em.
Trong một nghiên cứu kéo dài 1 tháng, 11 người bị tiêu chảy sử dụng 10mg bột dong riềng (thành phần chính của miến) 3 lần mỗi ngày sẽ ít bị tiêu chảy và đau bụng hơn.
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Hàm lượng tinh bột kháng của dong riềng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trên thực tế, miến là một nguồn prebiotic tiềm năng, là một loại chất xơ nuôi dưỡng lợi khuẩn có trong đường ruột của bạn.
Lợi khuẩn đường ruột có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch, vì chúng tạo ra nhiều loại vitamin và hấp thụ các khoáng chất quan trọng mà hệ thống miễn dịch cần để hoạt động bình thường. Chúng còn liên quan đến cách cơ thể phản ứng với nhiều loại bệnh tật.
Một nghiên cứu kéo dài 14 ngày ở những con chuột được cho ăn bột dong riềng đã làm tăng đáng kể nồng độ các chất miễn dịch trong máu – làm tăng sức đáng kể sức đề kháng với vi sinh vật gây hại.
Phù hợp với chế độ ăn không có gluten
Giống như nhiều thực phẩm dạng sợi khác, miến không chứa gluten tự nhiên. Những người mắc bệnh celiac – một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến trong đó gluten làm ảnh hưởng tới ruột non của người bệnh – cần tránh hoàn toàn loại protein này. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen đều chứa gluten.
Miến là thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai
Vốn được làm từ những nguyên liệu tự nhiên và lành tính, miến là món ăn ngon lại đảm bảo an toàn cho các mẹ bầu thoải mái lựa chọn. Với việc chế biến thành nhiều món như miến xào, miến bò, miến gà… Các mẹ bầu có thể đổi món thường xuyên mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Ăn miến có béo không?
Như đã đề cập như trên, miến là nguồn thực phẩm có nhiều loại dinh dưỡng và là một phần không thể thiếu nhằm đa dạng chế độ ăn lành mạnh. Do miến có chứa tinh bột kháng, vậy nên nó rất hữu ích trong việc hỗ trợ giảm cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh bột kháng sẽ giúp tăng cảm giác no, từ đó giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra ăn miến còn giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ tiêu hóa.
Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều miến, vì điều này cũng sẽ làm phản tác dụng của việc giảm cân. Mỗi khẩu phần ăn miến không có quá nhiều calo, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều miến cũng có thể gây tăng cân. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp miến với các món ăn khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh nhàm chán trong bữa ăn.
Vậy là bạn đã cùng Nhà Thuốc Hà An giải đáp câu hỏi "Ăn miến có béo không?", cũng như biết thêm nhiều thông tin về loại thực phẩm đa dụng này. Nhà Thuốc Hà An rất vui khi được đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu các vấn đề y khoa thường thức. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc năng động và hiệu quả!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp