Nguyên nhân sỏi mật gây vàng da và cách điều trị

Vàng da có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất thường liên quan đến các bệnh về gan mật. Phần lớn trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi bệnh đã trở nặng, khi sỏi mật gây vàng da và sốt cao. Vì thế, nếu đã phát hiện bệnh sớm thì nên có phương pháp theo dõi và điều trị kịp thời để không phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm khác.

Tìm hiểu về bệnh sỏi mật

Sỏi mật là một trong những bệnh về đường tiêu hóa liên quan đến túi mật khá phổ biến. Thực chất sỏi mật không phải viên sỏi giống như sỏi thận, sỏi tiết niệu mà là một dạng tinh thể rắn hình thành trong hệ thống đường mật. Sự dư thừa các chất như sắc tố mật, bilirubin, cholesterol hoặc dịch mật bị cô đặc là nguy cơ hình thành sỏi mật.

Các loại sỏi mật

Có hai loại sỏi mật với yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt là:

  • Sỏi cholesterol: Loại này chiếm 80% các loại sỏi mật, thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm và tắc nghẽn. Dạng sỏi này có màu xanh vàng, chủ yếu được tạo từ cholesterol cứng. Phụ nữ và người béo phì có mật quá bão hòa với cholesterol thường dễ bị loại bệnh này.
  • Sỏi sắc tố: Loại sỏi mật này lại được chia thành sỏi sắc tố đen và sỏi sắc tố nâu. Khi hàm lượng bilirubin tăng quá mức sẽ kết hợp với các thành phần khác có trong dịch mật tạo ra nhân sắc tố. Lâu ngày chúng tích tụ lại và tạo ra những viên sỏi sắc tố có hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau.
Sỏi mật được chia làm 2 loại phổ biến gồm Sỏi Cholesterol và sỏi sắc tố Sỏi mật được chia làm 2 loại phổ biến gồm sỏi Cholesterol và sỏi sắc tố 

Triệu chứng của sỏi mật

Sỏi mật có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng: Đau sỏi mật thường ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị. Các cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là khi ăn nhiều dầu mỡ hoặc đau về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau xuất hiện đột ngột và thường kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.
  • Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao rét run, kéo dài cũng là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh sỏi mật. Sốt thường đi kèm với đau có thể do đã nhiễm khuẩn đường mật.
  • Sỏi mật gây vàng da: Đây là biểu hiện điển hình của sỏi mật hoặc cũng có thể là biểu hiện của tắc mật, tùy theo mức độ mà vàng nhẹ hay vàng đậm.
  • Rối loạn tiêu hóa: Sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật xuống đường tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng đầy hơi, chán ăn, chậm tiêu,... Triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn ói.
Triệu chứng bị đau sỏi mật gồm đau bụng, sốt nhẹ, rối loại tiêu hóa và vàng da Triệu chứng bị đau sỏi mật gồm đau bụng, sốt nhẹ, rối loại tiêu hóa và vàng da

Vì sao sỏi mật gây vàng da?

Vàng da do sỏi mật có thể là do chèn ép từ bên ngoài ống mật do sỏi túi mật hoặc sỏi ống cổ túi mật gây nên. Khi sỏi to lên, chèn ép các nhu mô gan sẽ khiến người bệnh xuất hiện các cơn đau quặn gan và vàng da (da và niêm mạc vàng, nước tiểu và phân có màu vàng sậm), men gan có thể tăng cao. Khi sỏi xuống được tá tràng thì giảm được tình trạng vàng da. 

Bên cạnh đó, khi bị sỏi mật, tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu dẫn đến vàng da. Ngoài ra, khi sỏi hình thành ở túi mật thì không gây ảnh hưởng gì nhưng trường hợp sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ sẽ khiến dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da.

Sỏi mật gây vàng da là tình trạng không hiếm gặp Sỏi mật gây vàng da là tình trạng không hiếm gặp

Cách điều trị sỏi mật

Biện pháp tạm thời

Để làm giảm cơn đau do sỏi mật gây nên, hãy chườm nóng vùng bụng bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm. Có thể uống các loại nước giàu vitamin như nước hoa quả hoặc nước ép rau củ. Không những tốt cho sức khỏe mà chúng còn giúp tinh thần phấn chấn hơn, làm dịu đi những cơn đau sỏi mật.

Biện pháp lâu dài

  • Ăn uống lành mạnh: Nên ăn nhiều rau quả tươi và uống đủ nước. Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như đồ ăn chiên rán, phủ tạng, thức ăn nhanh,...
  • Uống thuốc: Không có thuốc điều trị chung cho tất cả các loại sỏi mà còn tùy thuộc vào cấu tạo, vị trí, dạng sỏi. Bên cạnh đó, cần đáp ứng một số điều kiện nhất định mới phải dùng thuốc như: Sỏi không lớn hơn 1cm, chức năng túi mật còn tốt, ống mật không bị nghẹt,... Uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, khả năng thành công có thể từ 40 - 70%.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi là phương pháp phổ biến và an toàn hiện nay, không cần phải làm các cuộc phẫu thuật lớn và rút ngắn thời gian nằm viện.
Đau sỏi mật lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt sống thường ngày của cơ thể Đau sỏi mật lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt sống thường ngày của cơ thể

Trên đây là các kiến thức liên quan đến bệnh sỏi mật gây vàng da giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo