Nguyên nhân hôi miệng sau khi sinh và cách xử lý

Hôi miệng là vấn đề thường gặp ở hầu hết mọi người, kể cả phụ nữ sau sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này làm các mẹ càng trở nên nhạy cảm và suy nghĩ tiêu cực hơn. Do đó, tìm cách chữa hôi miệng sau sinh sẽ giảm bớt áp lực cho người nữ, giúp họ tự tin hơn, không bị cảm xác tiêu cực ảnh hưởng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa hôi miệng sau sinh, cùng tham thảo bài viết này nhé. 

Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi sinh

Hôi miệng ở phụ nữ sau sinh cũng là vấn đề thường gặp, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Rối loạn hormone: Phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố và hormone trong cơ thể. Trong đó, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao dẫn đến nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý và các yếu tố khác. Sự tăng cao hormone khiến nướu răng trở nên nhạy cảm dẫn đến dễ chảy máu hoặc đau nhức răng. Cùng với đó, hệ miễn dịch kém khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, sinh sôi và phát triển trong khoang miệng. Từ đó, làm giải phóng một lượng lớn sulfur gây mùi hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng kém: Phụ nữ mang thai và sau sinh thường sợ nước và ngại đau khi răng đau nhức. Chính vì thế, không vệ sinh hay vệ sinh răng không kỹ khiến thức ăn thừa còn sót lại kẽ răng, mảng bám tích tụ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh thường thèm ngọt và chính sự bổ sung các thực phẩm giàu đường, tinh bột càng khiến vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh. Điều này làm giải phóng nhiều khó sulfur hơn gây mùi hơi thở.

Nguyên nhân gây hôi miệng sau sinh Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi sinh 

Dùng thức ăn nặng mùi: Những thực phẩm nặng mùi trong chế độ ăn như tỏi, hành, tanh của cá, mắm,... khiến hơi thở cũng như khoang miệng phát sinh mùi hôi. Nếu sau khi dùng mà không súc miệng hay vệ sinh răng miệng ngay, khiến mùi thức ăn tồn đọng lâu dẫn đến hôi miệng.

Thiếu nước: Uống ít nước, nước bọt sẽ không sản xuất dẫn đến khô miệng, từ đó dẫn đến hôi miệng.

Vấn đề ở tuyến nước bọt: Nếu mắc viêm tuyến nước bọt hay các vấn đề về nước bọt cũng là hơi thở có mùi khó chịu. Vì lúc này, nước bọt tiết ra thường có chứa vi khuẩn gây mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Thường các chị em sau sinh cũng hay gặp phải các vấn đề về tuyến nước bọt nên bị hôi miệng. 

Bệnh lý về răng miệng: Phụ nữ sau sinh mắc một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, thường xuyên chảy máu chân răng,.. cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Sau sinh có vấn đề về đường tiêu hóa: Một số mẹ sau sinh mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản,... cũng khiến cho hơi thở có mùi nặng.

Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, sau sinh bị hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của thuốc, tiểu đường sau sinh, chế độ ăn ít carbohydrate,...

Cách xử lý hôi miệng sau khi sinh

Sau sinh bị hôi miệng là tình trạng không mẹ bỉm nào mong muốn, do đó, áp dụng một số cách xử lý giúp thuyên giảm tình trạng, để mùi hôi miệng xua đi là điều cần thiết:

Chanh với muối tinh làm giảm tình trạng hôi miệng sau sinh

Chanh với muối đều là hai nguyên liệu dễ tìm và cách thực hiện khá đơn giản. Cả hai thành phần này đều có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, loại bỏ sạch mảng bám răng, làm sạch răng, giúp trắng sáng hơn. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 thìa muối.
  • Dùng khoảng 50ml nước sôi để nguội rồi cho nước cốt chanh và muối tinh vào khuấy đều đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ngày (sáng và tối), mỗi lần 5 phút. 
  • Ngoài ra, có thể ngậm dung dịch này thêm 2 - 3 phút để làm sạch mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn nhiều hơn.
Dùng chanh và muối chữa hôi miệng sau sinh dùng chanh và muối chữa hôi miệng sau sinh 

Dùng quế và quả bạch đậu khấu

Quế nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng, và mùi hương này được dùng nhiều trong một số sản phẩm như nước súc miệng hay xịt thơm miệng. Đồng thời, quế còn chứa tinh dầu Aldehyle Cinnamic có thể giúp kháng khuẩn và ức chế sinh sôi và phát triển.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị vài cây quế và vài quả bạch đậu khấu.
  • Thực hiện nghiền quế ra thành bột. 
  • Lấy 1 thìa bột quế cùng vài quả bạch đậu khấu đun sôi với 100ml nước trong khoảng 10 phút rồi để nguội.
  • Dùng nước này súc miệng hay ngậm 2 - 3 lần/ngày.

Chữa hôi miệng bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhất là có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả. Hơn nữa, trà xanh cũng đem đến mùi hương đặc trưng giúp khử mùi hôi miệng đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít trà và hãm với nước nóng trong 5 phút.
  • Dùng nước trà này súc miệng hay ngậm vào thời gian rảnh trong ngày, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ. 
Dùng lá trà xanh chữa hôi miệng sau sinh Dùng lá trà xanh chữa hôi miệng sau sinh 

Chữa hôi miệng sau khi sinh bằng hương nhu

Cây hương nhu có tính ấm, vị cay được sử dụng cho đối tượng gặp vấn đề về dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,… Ngoài ra, hương nhu còn hỗ trợ làm thơm miệng, giảm tình trạng hôi miệng ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống.

Với thảo dược này, mẹ bỉm cần chuẩn bị 1 ít lá hương nhu rồi nấu với nước để làm nước súc miệng. Thực hiện kiên trì súc miệng sẽ đem lại hiệu quả. 

Sử dụng nụ đinh hương chữa hôi miệng

Tinh dầu trong nụ đinh hương có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và khử mùi hôi hiệu quả.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Chỉ cần lấy 1 - 2 nụ đinh hương khô nhai từ từ để tinh dầu tiết ra và thẩm thấu đến mọi vị trí trong khoang miệng. Từ đó, các tinh chất giúp diệt khuẩn, giúp hơi thở thơm tho hơn. Nên áp dụng 1 - 2 lần trong ngày sau bữa ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở có mùi hôi. 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ là cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng khỏe, điều này cũng giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Các mẹ vẫn nên chăm sóc răng miệng sau sinh thật tốt:

  • Đánh răng 2 lần/ngày. Nên chọn bàn chải có lông mềm và chải răng đúng kỹ thuật để hạn chế chảy máu răng, tổn thương nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm tre xỉa răng sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp loại bỏ thức ăn vắt ở kẽ răng mà không tổn hại nướu, răng và gây nên các bệnh lý về răng miệng.
  • Duy trì thói quen dùng nước súc miệng, nước muối loãng hay nước muối sinh lý súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Làm sạch lưỡi thường xuyên bằng dụng cụ cạo lưỡi hay các phương pháp khác. Từ đó, giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trắng trên bề mặt lưỡi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khắc phục hôi miệng sau khi sinh Sau sinh bị hôi miệng giảm bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung nhiều nước, có chế độ ăn lành mạnh, hạn chế thức ăn có mùi nặng trong chế độ ăn hằng ngày. 

Hy vọng những chia sẻ về về nguyên nhân hôi miệng sau khi sinh và cách xử lý giúp mọi người hiểu rõ hơn và có cách chăm sóc răng miệng phù hợp và mang lại hiệu quả cho mình. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo