Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh

Viêm nang lông sau sinh là một dạng bệnh da liễu rất đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra ngay tại vị trí nang lông. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính, đặc biệt ở phụ nữ sau khi sinh. Thống kê cho thấy rằng, phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn rất nhiều do các nguyên nhân khác nhau. Bệnh dễ nhận thấy bởi sự xuất hiện của các nốt mụn, đỏ hay mụn xuất hiện thành cụm ở nhiều vị trí có nhiều nang lông như: Vùng kín, lưng, nách, mặt, cằm, da đầu hoặc tay chân.

Ngoài những tổn thương trên da thì bệnh còn khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng tuy nhiên viêm nang lông lại gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hướng đến sức khỏe sản phụ.

Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh1 Viêm nang lông là bệnh da liễu  viêm nhiễm xảy ra ngay tại vị trí nang lông

Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh em bé thường bị viêm nang lông tại các vùng da như: Dưới cánh tay, mặt, chân, trên da đầu, lưng hay bất cứ vị trí nào có lông trên cơ thể. Dù không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên viêm nang lông lại gây ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ, mang đến những cơn ngứa ngáy, khó chịu, phiền toái… khiến các mẹ bỉm sữa gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi bị bệnh chị em phụ nữ cần nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân bệnh để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Các nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông sau sinh cụ thể như sau:

  • Do da mẹ bỉm bị đổ quá nhiều mồ hôi nhưng không vệ sinh sạch sẽ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công và gây bệnh.
  • Sau khi sinh em bé, một số phụ nữ có hiện tượng rối loạn nội tiết tố, gây suy giảm sức đề kháng và tăng tiết chất bã nhờn trên da. Đây cũng chính là nguyên nhân để bệnh viêm nang lông sau sinh phát triển mạnh mẽ.
  • Sạu khi sinh thiên thần nhỏ, không ít mẹ bỉm cảm thấy cảng thẳng, stress trong thời kỳ hậu sản, khiến cho làn da bị suy yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm và dễ bị bệnh viêm nang lông.
  • Một số mẹ bỉm sau khi sinh, thường không tắm gội một khoảng thời gian, điều đó làm cho công tác vệ sinh cá nhân kém chất lượng, dẫn đến vi khuẩn hình thành và bị viêm nang lông.
  • Mẹ bỉm có thể sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng với làn da vô cùng nhạy cảm sau sinh.
  • Sản phụ không tẩy tế bào chết an toàn cho da khiến bụi bẩn và tế bào chết tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó dẫn đến viêm nhiễm nang lông.
  • Phụ nữa sau sinh thường xuyên cạo nhổ lông tuy nhiên không thực hiện đúng cách.
  • Cột tóc quá chặt cũng khiến nang lông vùng da đầu bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Người bệnh mặc quần áo quá bó sát, chật chội khiến da bị bí bách, không thoát mồ hôi, hình thành viêm nhiễm.
  • Người bệnh ăn nhiều đồ cay nóng, uống không đủ nước… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông ở phụ nữ sau sinh.
Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh2 Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh

Triệu chứng của viêm nang lông sau sinh

Các triệu chứng đặc trưng của viêm nang lông ở phụ nữ sau sinh cụ thể như sau:

  • Ở những giai đoạn đầu, các nang lông có biểu hiện tấy đỏ và nổi mẩn.
  • Sau vài ngày, những nốt mụn đỏ bắt đầu phát triển to lên và nhô rõ lên trên bề mặt da.
  • Giữa nốt mụn có chứa mủ màu trắng.
  • Da lúc này bị ngứa nhiều, các cơn ngứa xuất hiện cả ngày lẫn đêm khiến cho mẹ bỉm bị mất ngủ trầm trọng.
  • Đôi khi, vùng da bị viêm còn có biểu hiện sưng và đau.

Bệnh nhân cần lưu ý rằng, rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, nếu có những triệu chứng trên nên đi khám để chẩn đoán đúng nguyên nhân bệnh và điều trị đúng cách.

Viêm nang lông sau sinh có tự khỏi hay không?

Bệnh viêm nang lông sau sinh có tự khỏi không hay phải được điều trị là vấn đề được được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, bệnh viêm nang lông ở phụ nữ sau khi sinh khó có thể tự khỏi nếu như không có các biện pháp can thiệp. Ở mức độ bệnh nhẹ và phát hiện sớm, chị em phụ nữ cần sử dụng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ kết hợp với các biện pháp chăm sóc da đúng cách, sau đó các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 3 – 5 ngày.

Trường hợp bị viêm nang lông sau sinh nặng hơn, tổn thương ăn sâu vào da và lan rộng, bị nhiễm trùng nặng và điều trị sai cách, khiến da hình thành sẹo xấu. Nếu xuất hiện viêm nang lông da đầu, bệnh có thể khiến mẹ bỉm rụng tóc vĩnh viễn. Để ngăn chặn những tình trạng trên, bệnh nhân cần sớm có biện pháp can thiệp từ y tế. Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí lên đến vài tháng tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh.

Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh3 Bệnh viêm nang lông ở phụ nữ sau sinh khó tự khỏi

Cách khắc phục tình trạng viêm nang lông sau sinh tại nhà

Các giải pháp tự nhiên, lành tính, phù hợp với mẹ bỉm có thể mang lại tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng của bệnh viêm nang lông sau sinh ở thể nhẹ an toàn. Tuy nhiên, nếu viêm nang lông nặng hơn, chị em cần tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám và sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn của bác sĩ để kiểm soát được bệnh. Dưới đây là cách chườm mát hỗ trợ điều trị viêm nang lông sau sinh đang được áp dụng tại nhà.

Chườm mát là cách đơn giản để giảm kích ứng cũng như cải thiện tình trạng sưng đỏ ở khu vực viêm nang lông, đồng thời giúp chị em sau sinh xoa dịu cơn ngứa rát, khó chịu trên da. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 1 cái khăn sạch nhúng vào nước, sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 5 phút.
  • Sau khi khăn đã đủ độ lạnh, sử dụng khăn đắp trực tiếp lên khu vực da bị viêm nang lông.
  • Lặp lại thao tác này vài lần mỗi ngày sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bệnh viêm nang lông sau sinh xảy ra tương đối phổ biến. Bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm kết hợp xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt, chăm sóc da phù hợp bệnh có thể được điều trị khỏi nhanh chóng.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo