Nguyên nhân gây huyết áp cao vào buổi sáng phổ biến nhất

Ngưng thở lúc ngủ, lịch làm việc không khoa học thậm chí khối u ở thận cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao bất thường vào buổi sáng ở nhiều người.

Chỉ số huyết áp dao động lên xuống trong suốt cả ngày đặc biệt xuống thấp mỗi khi ngủ. Và khi thức dậy vào buổi sáng, huyết áp thường tăng lên. Một số nguyên nhân tăng huyết áp có thể do sử dụng thuốc không đúng hoặc do lối sống chưa lành mạnh. Nếu biết được những điều này, bạn có thể có cách giảm huyết áp vào mỗi buổi sáng hiệu quả.

Ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây huyết áp cao vào buổi sáng phổ biến nhất 1
Ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây huyết áp cao

Hiện tượng ngưng thở trong khi đang ngủ có nghĩa người bệnh ngáy rất lớn hoặc hơi thở bị gián đoạn thậm chí ngưng một thời gian. Các chuyên gia thuộc trường Đại học Y tế cộng đồng Johns Hopkins đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số huyết áp và hiện tượng này. Kết quả được công bố trên Journal of the Medical Association (Tạp chí Hiệp hội Y khoa) vào ngày 12/4/2000 cho thấy những người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 2 lần so với người bình thường.

Một số loại thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời. Đặc biệt nếu dùng vào buổi sáng huyết áp sẽ tăng lên và giảm dần khi đêm đến. Corticosteroid được thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, bệnh tự miễn và các vấn đề về da hay dị ứng. Nếu bệnh nhân sử dụng loại thuốc có chứa thành phần này chắc chắn huyết áp sẽ tăng cao. Các loại thuốc giảm đau có chứa pseudoephedrine cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao hơn.

Lịch làm việc

Nguyên nhân gây huyết áp cao vào buổi sáng phổ biến nhất 2
Lịch làm việc quá dày đặc làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh

Tiến sĩ Sheldon Sheps thuộc Mayo Clinic cho biết lịch làm việc của một người cũng ảnh hưởng tới huyết áp vào buổi sáng. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Frank Scheer cùng cộng sự tại Đại học Brigham, Bệnh viện Phụ nữ và Đại học Harvard cũng công nhận kết luận này.

Trong nghiên cứu của Scheer, những người tham gia đã điều chỉnh các hoạt động ban ngày bình thường để phản ánh thói quen của người hoạt động không bình thường. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, giảm độ nhạy của insulin, giảm khả năng dung nạp glucose, còn ghi nhận một số trường hợp bị tăng huyết áp. Kết quả của nghiên cứu đã được đăng trên số ra ngày 2/3/2009 trong “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia”.

Tăng huyết áp không kiểm soát

Hiện tượng tăng huyết áp có khả năng làm người bệnh bị đột quỵ, đau tim, mắc bệnh thận và gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nếu người bệnh sử dụng thuốc điều trị huyết áp vào ban đêm có thể gây mệt mỏi vào buổi sáng và dẫn tới tăng huyết áp. Nếu không kiểm soát được các chỉ số này, người bệnh rất dễ bị huyết áp cao bất thường khi thức dậy.

Khối u tuyến thượng thận

Các tuyến thượng thận liên quan mật thiết tới lưu lượng máu và huyết áp trong cơ thể. Hoocmon Epinephrine (được tiết ra từ thượng thận) làm tăng nhịp tim và giãn các cơ trơn. Còn hoocmon Norepinephrine tuy không có khả năng ảnh hưởng tới tim và cơ trơn nhưng lại làm tăng huyết áp. Các khối u xuất hiện ở thượng thận làm rối loạn quá trình sản sinh 2 loại hoocmon kể trên và ảnh hưởng tới chỉ số huyết áp. Cụ thể nếu vào buổi sáng Norepinephrine được tiết ra nhiều thì huyết áp cũng tăng cao.

Hút thuốc và uống cà phê sáng

Nguyên nhân gây huyết áp cao vào buổi sáng phổ biến nhất 3
Người bị cao huyết áp không nên uống cà phê và hút thuốc

Việc tiêu thụ nhiều caffeine và hút thuốc cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao. Chất nicotin trong thuốc lá khiến cho các mạch bị co thắt khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.

Hiệp hội Y học Gia đình Mỹ đã khuyến cáo việc giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, một tách cà phê chứa nhiều caffeine mỗi sáng cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao đột ngột. Đặc biệt những người đang bị mắc bệnh lại càng không nên uống cà phê sáng.

Huyền Trang

Nguồn: Livestrong



Chat with Zalo