Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là sự phát triển bất bình thường của các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên những nguyên nhân gây ung thư dạ dày còn vấp phải nhiều tranh luận. Vậy nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày là gì, ngăn ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những thay đổi sẽ xảy ra tiền ung thư dạ dày

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chúng ta cần nắm rõ những thay đổi tiền ung thư trong dạ dày, bao gồm những yếu tố: lớp lót bên trong dạ dày, viêm teo dạ dày, chuyển sản ruột.

Theo đó thì tình trạng viêm teo dạ dày xảy ra khi các tế bào tuyến bình thường trong dạ dày bị tổn thương do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H pylori). Hoặc bị tổn thương bởi chính những tế bào trong hệ thống miễn dịch. Dẫn đến bệnh xảy ra do phản ứng tự miễn, lúc này hệ thống tế bào miễn dịch sẽ tấn công tế bào lớp lót của dạ dày. Vậy nên những người bị viêm dạ dày thường hay bị phát triển thành bệnh thiếu máu ác tính hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư dạ dày.

nguyen-nhan-dan-den-ung-thu-da-day-la-gi

Những thay đổi sẽ xảy ra tiền ung thư dạ dày

Một thay đổi nữa xảy ra ở tiền ung ung dạ dày chính là chuyển sản ruột. Chuyển sản ruột là tình trạng các tế bào bình thường trong lớp lót dạ dày bị thay thế bằng các tế bào trông giống tế bào lót ruột. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do viêm dạ dày mạn tính hoặc do nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Tất cả những thay đổi ở tiền ung thư dạ dày đều dẫn đến nguy cơ làm suy giảm khả năng bảo vệ các tế bào bên trong lớp lót dạ dày. Từ đó tạo nên những tổn thương trong gen của tế bào niêm mạc dạ dày. Tình trạng các tế bào đang bình thường bỗng lớn lên và trở nên bất thường (giống như các tế bào ung thư).

Mặc dù cho đến nay nhiều nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên dẫn đến ung thư dạ dày, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng ung thư dạ dày xảy ra là do tế bào trong dạ dày phát triển những đột biến gen.

Đột biến gen trong tế bào dạ dày

Như đã đề cập ở trên, ung thư dạ dày cũng giống như nhiều loại bệnh ung thư khác, xảy ra do đột biến ADN (chất hóa học mang gen và điều khiển tế bào trong cơ thể hoạt động). Trong đó một số gen kiểm soát thời điểm tế bào phát triển, phân chia thành tế bào mới và chết đi:

  • Các gen giúp phát triển tế bào, phân chia và tồn tại lâu hơn gọi là gen sinh ung thư
  • Các loại gen còn lại để duy trì phân chia tế bào trong tầm kiểm soát, sửa chữa các sai khác trong ADN hoặc khiến tế bào chết đi vào đúng chu kỳ, gen này được gọi là gen ức chế khối u.
  • Từ đó, ung thư dạ dày có thể là do những đột biến gen này làm kích hoạt các gen sinh ung thư hoặc làm cho các gen ức chế khối u bị ngưng hoạt động. Lúc này những tế bào bị đột biến gen phát triển nhanh chóng trong khi các tế bào khỏe mạnh lần lượt bị phá hủy. Những tế bào đột biến ngày càng tích tụ nhiều, hình thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Theo thời gian chúng sẽ từ từ lan rộng và di căn đến khắp các khu vực trong cơ thể chúng ta.

nguyen-nhan-dan-den-ung-thu-da-day-la-gi-2

Đột biến gen trong tế bào dạ dày

Những đột biến gen di truyền trong một và gia đình có nguy cơ làm tăng khả năng bị bệnh ung thư dạ dày của một người. Tuy nhiên trường hợp ung thư dạ dày do đột biến gen di truyền khá hiếm.

Hầu hết những đột biến gen phổ biến thường xảy ra sau khi sinh, gọi là đột biến gen mắc phải. Đột biến gen mắc phải thường gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó do vi khuẩn H.pylori hoặc hút thuốc lá.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chủ yếu là do đột biến gen tế bào bên trong dạ dày. Các tế bào bị đột biến này phát triển nhanh chóng và hình thành khối u ác tính. Bên cạnh nguyên nhân này thì các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày:

  • Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới, điều này vẫn chưa rõ nguyên nhân từ đâu.
  • Tuổi tác: Ung thư dạ dày thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là từ 60 đến 80 tuổi.
  • Tiểu sử bệnh: Do những phẫu thuật dạ dày trước đây khi mắc các bệnh như: trào ngược dạ dày thực quản, polyp dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu ác tính, nhiễm khuẩn H.pylori.
  • Tiểu sử bệnh trong gia đình: Nhà có người từng bị ung thư dạ dày thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng sẽ tăng. Bên cạnh đó, nếu gai đình bạn có tiền sử mắc các bệnh di truyền và đột biến gen như hội chứng Lynch, bệnh đa polyp gia đình, đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, có nhóm máu A thì cũng nên cẩn thận với căn bệnh này.
  • Lối sống không lành mạnh: Những người hay hút thuốc hoặc rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì cũng dễ dẫn đến ung thư dạ dày
  • Chế độ ăn uống kém khoa học: Không ăn rau củ quả, ăn nhiều thịt đã qua chế biến, ăn mặn cũng dễ dẫn đến ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng muối và các chất tương tự như natri nitrit được tìm thấy trong các loại thịt đã qua chế biến có thể biến đổi thành các chất gây ung thư.

nguyen-nhan-dan-den-ung-thu-da-day-la-gi-1

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Cách phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

Mặc dù chúng ta khó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư dạ dày, tuy nhiên việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng giúp giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là một thay đổi giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

  • Nên duy trì mức cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hãy đặt mục tiêu giảm cân ngay. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giảm cân lành mạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Nên bổ sung thật nhiều trái cây và rau củ quả vào mỗi bữa ăn hàng ngày. Vì trong rau củ quả chứaứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C. Những chất này có tác dụng ngăn ngừa các chất làm hỏng ADN của tế bào, từ đó ngừa bệnh ung thư.
  • Hạn chế các loại thực phẩm mặn, thịt đã qua chế biến: Giảm ăn các loại thịt đỏ, thịt hộp đã qua chế biến để bảo vệ dạ dày của chúng ta nhé.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác. Vậy nên hãy từ bỏ việc hút thuốc lá từ bây giờ bạn nhé.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ: Hãy đi khám ngay nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Để bác sĩ chẩn đoán, và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Hãy thực hiện những biện pháp chúng ta có thể làm như thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bạn nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)



Chat with Zalo