Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh: Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để phòng tránh?

Sau sinh đẻ, người mẹ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Và mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh là tình trạng khá nguy hiểm đến sức khoẻ, mức độ nguy hiểm tuỳ thuộc vào nguy hiểm tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây Nhà thuốc Long châu sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân khiến người mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh. Các mẹ cần am hiểu về các nguyên nhân gây bệnh để có thể tìm cách hạ sốt phù hợp và bảo vệ bản thân được tốt hơn. Dưới đây là 8 nguyên nhân gây sốt nóng lạnh ở sản phụ, cụ thể là:

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn ở đường cửa dưới của người phụ nữ như tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo hoặc cổ tử cung. Các biểu hiện của bệnh là vết rạch tầng sinh môn trong quá trình chuyển dạ bị sưng tấy, có lẫn máu kèm theo mủ và sản dịch có mùi hôi gây khó chịu. Lúc này, sản phụ thường bị sốt cao từ 38 đến 38,5 độ C và cần phải đưa sản phụ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Nhiễm khuẩn vết mổ

Nếu sản phụ phải sinh mổ bắt con hoặc bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường, sản phụ có thể bị nhiễm khuẩn vết mổ nếu không chăm sóc cẩn thận và gây sốt. Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn vết mổ là vết mổ sưng tấy, nóng đỏ, chảy dịch mủ có lẫn máu, các nút chỉ bị căng nứt. Lúc này nên đưa sản phụ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Các bệnh liên quan đến vú

Sau sinh, sản phụ sẽ gặp phải một số biểu hiện liên quan đến bài tiết sữa ở vú như cương vú, viêm vú hoặc tắc tuyến sữa khiến sản phụ bị sốt nóng lạnh. Nếu sản phụ bị sốt do căng tức tuyến sữa thì nên cho trẻ bú liên tục hoặc vắt sữa ra bình để dự trữ. Trong trường hợp sản phụ bị sốt do viêm tuyến vú sẽ kèm theo các triệu chứng như đau ngực, cương cứng vú, núm vú đỏ và bị nứt nẻ, thường chỉ xảy ra ở 1 bên vú. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần đưa sản phụ đến bệnh viện để được điều trị chuyên khoa nhằm ngăn ngừa bệnh diễn biến thành áp xe vú rất nguy hiểm.

Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh. Làm thế nào để phòng tránh tình trạng bị sốt sau sinh ở sản phụ 1 Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh nhiều ngày cần phải đi khám ngay

Viêm nội mạc tử cung

Nhiễm khuẩn nước ối, sót rau sau sinh hoặc thời gian chuyển dạ kéo dài là các nguyên nhân khiến sản phụ gặp phải tình trạng viêm nội mạc tử cung. Khi đó, sản phụ sẽ có các triệu chứng như sốt cao từ 38 - 39 độ C sau sinh 2 ngày, mệt mỏi, tử cung mềm và co hồi chậm, ấn sẽ bị đau, kèm theo sản dịch có mùi hôi, chứa mủ.

Viêm tử cung và phần phụ

Sau sinh khoảng 8 - 10 ngày, sản phụ có thể bị viêm phần phụ và tử cung với các triệu chứng như sốt cao kèm theo đau bụng dưới, tử cung to và co hồi chậm, ấn bị đau. Nếu sản phụ không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phúc mạc, viêm túi mủ dẫn đến vỡ và lan vào bàng quang, âm đạo hoặc trực tràng, nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phúc mạc tiểu khung

Sản phụ có biểu hiện sốt sau sinh 3 ngày hoặc có thể muộn hơn từ sau 7 - 10 ngày. Kèm theo các triệu chứng như đau bụng dưới, tử cung to và phù nề, sốt cao từ 39 đến 40 độ C, có rét run. Lúc này cần nhanh chóng đưa sản phụ đi cấp cứu để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm tới tính mạng.

Viêm phúc mạc toàn bộ

Đây là tình trạng rất nguy hiểm sau sinh. Sản phụ có các triệu chứng như mệt mỏi toàn thân, sụt giảm cân nhanh chóng, mạch nhanh, khó thở, sốt cao và buồn nôn. Trong một số trường hợp, sản phụ bị chướng bụng. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời, sản phụ có thể phải cắt bỏ tử cung.

Nhiễm khuẩn huyết

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết ở sản phụ là do trong quá trình can thiệp hỗ trợ sinh đẻ, các bác sĩ sử dụng dụng cụ không đảm bảo vô trùng, điều trị nhiễm trùng không đúng cách, sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng và không đủ thời gian… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Các triệu chứng thường gặp là sốt cao kèm theo rét run nhiều lần trong ngày.

Nếu sốt kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, hạ đường huyết hoặc mê sảng. Cần nhanh chóng đưa sản phụ đi cấp cứu để hạn chế trường hợp phải cắt bỏ tử cung hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh có nên cho con bú không?

Nhiều sản phụ thắc mắc liệu khi bị sốt có nên cho con bú không? Bởi các mẹ lo lắng sẽ lây bệnh cho con và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Như đã nói ở trên, các nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh là do các viêm nhiễm sau hậu sản, không phải do virus hoặc vi khuẩn lây truyền bệnh gây ra nên mẹ vẫn cho con bú bình thường được. 

Mặt khác, theo các chuyên gia ý tế, trong trường hợp mẹ bị sốt do bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc tiêu chảy, nôn ói, hãy tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Trên thực tế, trẻ sẽ không bị mắc bệnh qua đường sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tương tự cho bé.

Hầu hết trong các trường hợp, mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú sữa bình thường. Rất hiếm bệnh lý có thể lây truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, khả năng lây lan các nhiễm trùng qua đường tiếp xúc sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, sữa mẹ mang kháng thể do cơ thể người mẹ tạo ra nhằm chống lại sự lây nhiễm cho con. Do đó, khi trẻ bị ốm, việc cho trẻ bú sữa sẽ giúp chúng phục hồi nhanh hơn.

Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh. Làm thế nào để phòng tránh tình trạng bị sốt sau sinh ở sản phụ 3 Mẹ bị sốt hoàn toàn có thể cho con bú bình thường

Cách phòng tránh tình trạng sốt sau sinh

Dưới đây là một số phương pháp giúp sản phụ hạn chế gặp phải tình trạng sốt nóng lạnh sau sinh, đảm bảo sức khỏe hậu sản được tốt hơn. Cụ thể là:

Chăm sóc vùng kín cẩn thận trước và sau khi sinh: Có nhiều thai phụ bị viêm nhiễm vùng kín khi mang thai nhưng không hề hay biết. Và cho đến khi sinh đẻ, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào các cơ quan sinh sản bên trong cơ thể, thậm chí là lây truyền sang cho con, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh rất nguy hiểm. Vì thế, bà bầu cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là thời điểm gần kề ngày sinh.

Giữ gìn vệ sinh vết mổ: Để hạn chế gặp phải biến chứng sốt hậu sản do mổ lấy thai, sản phụ cần chăm sóc vết mổ cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng và tránh tình trạng cương tức vú, tắc sữa

Dùng dung dịch sát khuẩn betadine hoặc povidine 10% để giúp vết mổ nhanh liền sẹo và hạn chế tình trạng nhiễm trùng trong tuần đầu tiên. Sang tuần thứ 2 sau sinh, sản phụ nên tắm nhanh chóng bằng vòi hoa sen hoặc lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không ngâm cơ thể trong bồn tắm sẽ khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, dùng khăn bông khô sạch để thấm khô vết mổ, vệ sinh lại vết mổ bằng nước muối sinh lý, để vết thương hở không cần băng kín, giữ vết mổ luôn khô sạch.

Luôn đảm tay luôn sạch và sử dụng kỹ thuật vô khuẩn khi thay băng. Nếu vết mổ có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau và chảy dịch vàng là những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa.

Hạn chế quan hệ tình dục: Đối với các sản phụ sinh thường, không được quan hệ tình dục trong 2 tháng đầu sau sinh. Bởi đây là giai đoạn vùng kín “nhạy cảm” nhất, các tổn thương trong lần vượt cạn chưa hồi phục hoàn toàn nên rất dễ bị lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, gây ra tình trạng viêm nhiễm rất nghiêm trọng. Với các trường hợp sinh mổ, hãy chờ đến khi vết thương lành hẳn.

Tăng cường vận động sau sinh: Sau khi sinh nở, sản phụ không nên nằm bất động tại một vị trí trên giường, nên nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái trong ngày đầu tiên sau sinh. Sang ngày thứ 2 và các ngày tiếp theo, sản phụ nên tập ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng nhưng ở mức độ vừa phải vì có thể bị rách chỉ vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Việc vận động, đi bộ ngắn sẽ giúp các chức năng của cơ thể phục hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng hậu sản.

Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh. Làm thế nào để phòng tránh tình trạng bị sốt sau sinh ở sản phụ 4 Không quan hệ tình dục trong vòng 2 tháng sau sinh thường

Như vậy, mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh do nhiều nguyên nhân gây ra và mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Do vậy, các sản phụ phải nắm rõ được các nguyên nhân và các triệu chứng khác kèm theo sốt nhằm theo dõi và nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để được xử trí kịp thời, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Hãy theo dõi website của Hà An Pharmacy để kịp thời cập nhật thêm những thông tin mới về sức khỏe.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Hồng Ngọc, Vinmec



Chat with Zalo