Mẹ bầu bị ho có đờm có nguy hiểm cho thai nhi không?
Mẹ bầu bị ho có đờm đặc khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả mà các chị em phụ nữ nên biết để trị ho có đờm khi mang thai.
Bà bầu ho có đờm đặc và triệu chứng
Ho có đờm là một phản ứng ho ở con người nhằm tống các dị vật như vi rút, vi khuẩn, bụi bẩn ra khỏi cơ thể thông qua đờm. Khi các dị vật này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, cổ họng tiết nhiều chất nhầy. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để kịp thời chữa trị.
- Các mẹ cảm thấy khó chịu, ngứa cổ họng, nặng ngực.
- Ban đầu là ho khan và dần chuyển sang ho có đờm trắng trong, nếu bệnh nặng hơn đờm sẽ chuyển xanh hoặc nâu.
- Kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như sổ mũi, sốt, mệt mỏi, uể oải, đau rát họng.
- Thở khò khè, khó thở, chán ăn.
Mẹ bầu bị ho có đờm thường do các nguyên nhân sau:
Cảm lạnh
Cảm lạnh, cảm cúm cũng gây ra nhiều đờm ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính của bệnh là do virus. Ban đầu khi bị cảm sẽ gây ra viêm mũi họng, đau và ngứa cổ họng, sau đó là tăng tiết chất nhầy ở đường hô hấp trên và dưới. Đờm thường có màu trắng trong nhưng khi bệnh nặng hơn chất nhầy đặc lại và chuyển sang màu xanh hoặc nâu.
Rối loạn nội tiết tố
Sự thay đổi hormone estrogen khi mang thai khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhờn trong đường thở. Chất nhầy cản trở hô hấp khiến bà bầu khó thở, đồng thời kích thích co thắt cơ cổ họng gây ho. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho có đờm đặc ở bà bầu.
Suy giảm hệ miễn dịch
Khi mang thai sức đề kháng của chị em cũng suy giảm. Lúc này, hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả trong việc ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, cơ thể bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết nên dễ ho ra đờm hơn những phụ nữ bình thường.
Bà bầu ho do dị ứng
Một số phụ nữ có cơ địa dị ứng nên khi mang thai cơ thể càng mẫn cảm hơn với thức ăn, khói thuốc lá, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng từ môi trường. Điều này làm hệ thống miễn dịch giải phóng nhiều histamin gây ra phản ứng quá mẫn trong đường hô hấp. Do đó gây viêm, tiết nhiều đờm, ho và ngứa cổ họng.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,... có thể khiến bà bầu ho ra nhiều đờm đặc. Kèm theo triệu chứng này, mẹ bầu còn có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó thở.
Các bệnh về phổi
Ngoài những nguyên nhân trên, ho có đờm ở bà bầu còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính hoặc ung thư phổi. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai cần cẩn thận.
Mẹ bầu bị ho có đờm có nguy hiểm cho thai nhi không?
Đây dường như là vấn đề khiến các mẹ lo lắng nhất. Bị bệnh khi mang thai là điều mà không mẹ nào lường trước được, ho có đờm cũng không ngoại lệ. Những vấn đề sức khỏe khi mang thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Tình trạng ho có đờm gây ra các cơn co thắt khiến mẹ bầu đau tức ngực, đau họng, mệt mỏi, khó nuốt. Điều này có thể khiến bà bầu mất ăn, mất ngủ. Việc không nạp đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ sinh ra rất dễ bị suy dinh dưỡng.
Khi ho có đờm nặng kéo dài sẽ gây co thắt tử cung tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Nếu tình trạng ho có đờm do nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Vì vậy khi ho có đờm đặc mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Mẹ bầu có nên dùng thuốc điều trị hay không?
Sử dụng thuốc tây khi mang thai là điều không nên nếu thuốc có tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy khi mẹ bầu ho có đờm khiến cơ thể chán ăn, mệt mỏi, sốt, nôn ói thì nên đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định sử dụng thuốc an toàn cho bà bầu.
Các biện pháp trị ho đờm tại nhà an toàn
Chữa ho đờm bằng mật ong
Mật ong được coi là nguyên liệu giảm ho và long đờm tự nhiên an toàn nhất cho bà bầu. Mật ong có đặc tính khử trùng tự nhiên nên giúp làm sạch cổ họng và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, thành phần vitamin E, C trong mật ong còn làm dịu các kích ứng ở đường hô hấp, giảm sưng tấy, kháng viêm và nâng cao sức khỏe cho bà bầu. Mỗi lần bị ho mẹ bầu lấy 1 muỗng cà phê mật ong để ngậm cho tan dần và từ từ nuốt xuống. Thực hiện 2 - 3 lần/ ngày.
Uống nước ấm mỗi ngày
Cơ thể thiếu nước khiến cổ họng bị khô và tăng tiết chất nhờn. Vì vậy, bà bầu nên uống nhiều nước hơn bình thường khi ho ra đờm đặc. Đây là cách dễ dàng và làm loãng đờm trong thành họng. Tốt nhất, bà bầu nên uống nước ấm hoặc thay thế một phần bằng nước hoa quả. Tuyệt đối không uống nước lạnh, nước ngọt có ga, cà phê hoặc nước chè đặc.
Thoa dầu khuynh diệp
Với cách này, bà bầu bị ho có đờm nên thực hiện hằng đêm. Đầu tiên, nhúng chân vào nước ấm để làm nóng huyệt đạo, sau đó lau khô chân và thoa một ít dầu khuynh diệp dưới lòng bàn chân. Dùng ngón tay cái ấn vào lòng bàn chân cho đến khi nóng thì dừng lại.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm. Thức uống này có tác dụng chữa ho cho mọi đối tượng rất hiệu quả. Cách làm: Lấy 2 - 3 thìa hoa cúc khô cho vào ấm trà, đun sôi nước rồi đổ vào và đậy nắp kỹ. Chờ khoảng 20 phút, uống khi trà còn ấm. Nếu trong nhà có mật ong, bà bầu có thể cho khoảng 2 muỗng cà phê mật ong vào trà để làm tăng hương vị, dễ uống.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về mẹ bầu bị ho có đờm là như thế nào? Bầu bị ho có đờm phải làm sao? Các công thức trị ho đờm bằng bài thuốc dân gian. Hy vọng các mẹ có thể áp dụng các cách trên một cách có hiệu quả.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp