Mách ba mẹ cách bổ sung kẽm cho bé phát triển toàn diện
Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển chính là hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu kẽm, gây những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
![Cha mẹ nên bổ sung kẽm cho bé đúng cách để tránh các bệnh lý không mong muốn](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cha_me_nen_bo_sung_kem_cho_be_dung_cach_1_5a7b6a7140.jpg)
Bổ sung kẽm cho bé để cơ thể phát triển toàn diện
Kẽm tham gia vào quá trình hình thành các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, điều này sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao, cơ bắp, tăng khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục những vùng da bị tổn thương. Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể sẽ giúp trẻ tránh được các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, vius, nấm… Ngoài ra, bổ sung kẽm cho bé sẽ giúp trẻ tăng vị khác cũng như khứu giác, điều này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Những biểu hiện của cơ thể báo hiệu bạn cần phải bổ sung kẽm cho bé
Trẻ xuất hiện các biểu hiện: Biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển, chậm tăng trưởng chiều cao.
Trẻ có các biểu hiện suy giảm hệ miễn dịch: Tiêu chảy, mẩn đỏ, bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, …Trong đó, tiêu chảy biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao ở trẻ nhỏ.
Trẻ xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bị khó ngủ và hay khóc quấy về đêm. Đối với những đứa trẻ thiếu kẽm, rối loạn giấc ngủ thường xuyên xảy ra. Vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện khó ngủ về đêm thì bạn nên đưa bé đi kiểm tra xem có phải trẻ đang bị thiếu kẽm hãy không để có hướng điều trị hợp lý.
Viêm da, nám da, khô da, bóng da và nứt gót da hai bên, viêm loét niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm móng, tóc giòn dễ gãy…, là những triệu chứng báo hiệu trẻ đang thiếu kẽm và bạn cần bổ sung kẽm cho bé ngay lập tức.
![Trẻ bị viêm da nếu cơ thể không bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cha_me_nen_bo_sung_kem_cho_be_dung_cach_2_d433601890.jpg)
Độ tuổi thích hợp nên bổ sung kẽm cho bé
Bổ sung kẽm cho bé dưới 6 tháng tuổi
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất. Sữa mẹ không chỉ giàu kẽm mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các kháng thể khác. Nên ở giai đoạn này, bạn cần nạp vào cho bản thân một lượng kẽm dồi dào để có thể tận dụng nguồn sữa mẹ vốn có bổ sung kẽm cho bé, giúp bé phát triển tốt hơn.
Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu hấp thụ kẽm khác nhau
Nhu cầu hấp thụ kẽm là khác nhau, tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã quy định cụ thể như sau:
- 2mg mỗi ngày cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi.
- 3mg mỗi ngày cho trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi.
- 3mg mỗi ngày cho trẻ từ 1 - 3 tuổi.
- 5mg mỗi ngày cho trẻ từ 4 - 8 tuổi.
- 8mg mỗi ngày cho trẻ từ 9 - 13 tuổi.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Đối với bé trai cần 11mg mỗi ngày và bé gái cần 9mg mỗi ngày.
Nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho bé trong thực đơn hàng ngày
![Có rất nhiều loại thực phẩm giàu kẽm cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho bé](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cha_me_nen_bo_sung_kem_cho_be_dung_cach_3_839033975e.jpg)
Nhóm thực phẩm giàu kẽm cần có trong chế độ ăn uống hàng ngày
- Socola đen, sữa chua, bơ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, loại đậu, hải sản…, là những thực phẩm giàu kẽm mà phần lớn các trẻ đều thích. Những loại thực phẩm này sẽ kích thích vị giác, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể, vì vậy trong bữa ăn của bé cũng nên có những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi...
Những điểm đáng lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé
- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bạn cần thay đổi món ăn hàng ngày, khẩu phần ăn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không lặp lại để tránh tạo ra cảm giác nhàm chán và bỏ ăn ở bé.
- Đối với các bé bị suy dinh dưỡng, bạn nên xây dựng một thực đơn với nhiều loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: Lươn, cua, hàu, tôm, cá, thịt, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh.
- Đối với các bé biếng ăn thì điều quan trọng bạn nên tạo cảm giác thèm ăn cho bé qua thực đơn đa dạng hàng ngày, đảm bảo bổ sung đủ kẽm nhưng vẫn đáp ứng được ý muốn của trẻ.
Bạn nên tránh bổ sung kẽm với các khoáng chất khác cùng một lúc, ví dụ nếu đồng thời sử dụng cả kẽm và sắt thì bạn nên bổ sung kẽm trước để cơ thể hấp thụ, 2 tiếng sau mới nên bổ sung sắt. Đặc biệt, bạn nên lưu ý bổ sung kẽm với liều lượng và mức độ vừa phải, tránh lạm dụng kẽm quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa kẽm trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua các thực phẩm bổ sung kẽm. Các thực phẩm bổ sung kẽm loại này nên được uống sau bữa ăn 30 phút và ngưng uống khi đã dùng được 2 đến 3 tháng. Bạn nên chọn những thực phẩm bổ sung kẽm cho bé được các bác sĩ khuyên dùng và đến từ những đơn vị sản xuất uy tín.
Hầu hết các ông bố bà mẹ quan niệm rằng để phát triển chiều cao, tăng độ chắc khỏe khung xương cho trẻ thì chỉ cần bổ sung đầy đủ canxi. Tuy nhiên, bên cạnh việc bổ sung canxi, bạn cần bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ. Có như vậy, cơ thể của bé mới nạp đủ chất dinh dưỡng, qua đó giúp nâng cao khả năng miễn dịch và hỗ trợ phát triển toàn diện cho cơ thể trẻ.
Thuý Nguyễn
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp