Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách phải làm sao?
Hàng ngày, ngoài tắm rửa, cha mẹ cũng nên chú ý vệ sinh bên trong mũi cho em bé. Có nhiều phương pháp để lấy gỉ mũi cho con. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng thực hiện đúng. Vậy tại sao cần lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh? Lấy gỉ mũi đúng cách là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Tại sao cần lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh?
Trước khi đi vào tìm hiểu những cách lấy gỉ mũi cho bé, hãy cùng giải đáp thắc mắc: “Tại sao cần lấy gỉ mũi cho bé?”. Nước mũi khi khô lại sẽ tạo thành gỉ và bám ở trong mũi. Quá nhiều gỉ mũi sẽ khiến việc hô hấp của em bé trở nên khó khăn.
Vì vậy, việc lấy gỉ mũi không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có trong mũi mà còn giúp em bé dễ chịu hơn khi thở.
![Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách phải làm sao? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lay_gi_mui_cho_tre_so_sinh_dung_cach_phai_lam_sao_2_7c1cd90a43.jpg)
Những cách lấy gỉ mũi cho bé phổ biến
Việc lấy gỉ mũi cần được cha mẹ chú ý thực hiện trong quá trình vệ sinh cho con. Vì còn quá nhỏ nên em bé không thể tự xì mũi để đẩy gỉ mũi ra ngoài. Vậy nên dưới đây là một số cách lấy gỉ mũi cho bé bằng dụng cụ đơn giản mà cha mẹ có thể tham khảo ngay. Đó là:
Sử dụng tăm bông
Đây là phương pháp vệ sinh mũi cho bé được nhiều cha mẹ áp dụng. Tăm bông có phần đầu đủ nhỏ để vệ sinh phía trong mũi cho con. Tuy nhiên, để tránh việc ngoáy quá sâu và mạnh gây tổn thương niêm mạc mũi của em bé, cha mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng khoảng 30 độ. Nên thực hiện khi trẻ đang ngủ để tránh những cử động mạnh.
- Bước 2: Nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi và đợi khoảng 30 giây để gỉ mũi mềm ra.
- Bước 3: Dùng tăm bông nhẹ nhàng ngoáy vào để loại bỏ chất nhầy bên trong mũi. Cha mẹ có thể thực hiện thao tác khều gỉ mũi ra ngoài để tránh làm em bé đau.
- Bước 4: Dùng khăn lau sạch phía xung quanh mũi cho bé.
![Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách phải làm sao? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lay_gi_mui_cho_tre_so_sinh_dung_cach_phai_lam_sao_1_6f04cd91e8.jpg)
Sử dụng bóng hút mũi
Bóng hút mũi là một dụng cụ đơn giản với cấu tạo là ống hút nối liền với một quả bóng cao su rỗng dùng để tạo lực hút và đựng gỉ mũi. Đây là phương pháp cũng dễ dàng không kém so với tăm bông. Lấy gỉ mũi bằng bóng hút mũi thường được sử dụng phổ biến cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng bóng hút mũi cho trẻ sơ sinh:
- Bước 1: Chuẩn bị bóng hút mũi đã được vệ sinh sạch bằng nước ấm và phơi khô.
- Bước 2: Nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên lỗ mũi của bé để gỉ mũi mềm ra.
- Bước 3: Thực hiện bóp để đẩy hết không khí ra khỏi bóng hút mũi.
- Bước 4: Giữ nguyên tay bóp bóng và nhẹ nhàng đặt đầu hút vào mũi bé.
- Bước 5: Thả tay từ từ để lực hút từ quả bóng có thể lấy hết gỉ mũi cho bé.
Sử dụng dụng cụ lấy gỉ mũi
So với bóng hút mũi truyền thống, dụng cụ lấy gỉ mũi chuyên dụng được đánh giá là dễ sử dụng và hiệu quả hơn. Dụng cụ bao gồm một bình nhựa nhỏ để đựng gỉ mũi, nối với một ống hút và một ống ngậm. Nếu còn băn khoăn về cách sử dụng, cha mẹ có thể theo dõi những hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để gỉ mũi mềm ra.
- Bước 2: Đặt ống hút vào mũi bé và đặt ống ngậm vào miệng cha mẹ.
- Bước 3: Thực hiện hút nhẹ ống ngậm để hút gỉ mũi của bé ra.
- Bước 4: Sau khi làm sạch mũi, mẹ lấy tăm bông để lau lại vùng mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng.
![Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách phải làm sao? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lay_gi_mui_cho_tre_so_sinh_dung_cach_phai_lam_sao3_df3153313f.jpg)
Cần lưu ý gì khi lấy gỉ mũi cho con?
Nhìn chung, các phương pháp lấy gỉ mũi cho con đều dễ dàng để cha mẹ có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để an toàn cho bé trong quá trình vệ sinh mũi, cha mẹ cần hết sức thận trọng với những lưu ý sau đây:
- Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, nên mọi quá trình lấy gỉ mũi cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh trường hợp làm đau rát mũi em bé.
- Cha mẹ cần sát khuẩn tay và dụng cụ trước khi thực hiện vệ sinh mũi cho em bé.
- Tần suất phù hợp để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh là 2 - 3 lần/tuần. Cha mẹ lưu ý không nên thực hiện quá nhiều làm mũi con bị khô.
Gợi ý sản phẩm tăm bông sơ sinh an toàn, lành tính
Tăm bông là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tăm bông được bày bán, cha mẹ có thể tham khảo ngay tăm bông sơ sinh Kamicare để sử dụng cho con.
Tăm bông sơ sinh Kamicare là sản phẩm đến từ Heiwa, thương hiệu đã có kinh nghiệm trong sản xuất tăm bông y tế cho cả người lớn và trẻ em. Với thiết kế vừa vặn cùng hai đầu bông nhỏ gọn, sản phẩm giúp cha mẹ thực hiện thao tác vệ sinh cho bé được dễ dàng hơn.
Đặc biệt, phần bông của sản phẩm được làm từ 100% cotton tự nhiên. Vì vậy, không chỉ thấm hút tốt, không tan khi gặp nước mà loại tăm bông này còn có độ kháng khuẩn cao, vô cùng mềm mại và êm ái, giữ cho mũi bé không bị tổn thương khi lấy gỉ.
![Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách phải làm sao? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lay_gi_mui_cho_tre_so_sinh_dung_cach_phai_lam_sao_4_047ee841e7.jpg)
Trên đây là hướng dẫn những cách lấy gỉ mũi an toàn được nhiều người sử dụng và những lưu ý trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã biết lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách và lựa chọn được loại tăm bông phù hợp.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp