Làm gì để đảm an toàn thực phẩm phòng chống dịch Covid-19?

Khi tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, thì "chế độ ăn uống lành mạnh" cũng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Cùng tìm hiểu những điều cần chú ý để để đảm an toàn thực phẩm phòng chống dịch Covid.

Đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm

Làm gì để đảm an toàn thực phẩm phòng chống dịch covid 1Giữ khoảng cách ít nhất 2 mét với người khác khi đi siêu thị

Giữ khoảng cách ít nhất 2 mét với người khác

Đây là điều vô cùng cần thiết khi bạn đến những nơi công cộng. Khoảng cách 2m là tương đối an toàn giúp bạn tránh xa phạm vi của virus phát tán trong không khí và hạn chế nguy cơ lây COVID-19.

Lên danh sách các mặt hàng cần mua

Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi đi siêu thị mua sắm, đồng thời hạn chế thời gian tiếp xúc với nhiều người khi phải đi từng gian hàng để tìm kiếm những sản phẩm cho gia đình.

Mang theo khẩu trang, gel rửa tay khô

Khẩu trang và gel rửa tay khô là 2 vật dụng không thể thiếu khi đi ra ngoài, đặc biệt là đến những nơi công cộng như siêu thị. Luôn đeo khẩu trang và khi rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với những đồ tươi sống không có bao bì bảo vệ.

Đem theo túi mua sắm của mình

Một cách để bảo vệ môi trường cũng như tránh mang nguồn nghi nhiễm như bao bì nilon thường xuyên tiếp xúc với tay người. 

Hạn chế sử dụng tiền mặt 

Không chỉ chứa hàng tá vi khuẩn nguy hiểm mà tiền mặt cũng là môi trường tuyệt vời cho virus covid ẩn trú. Vì thế bạn nên dùng thẻ để thanh toán, và cũng có thể để riêng thẻ này vì khi thu ngân tại siêu thị chạm vào có thể lưu lại vi khuẩn.

Hạn chế cầm điện thoại khi đi siêu thị

Điện thoại là vật dụng bất ly thân của chúng ta, vì thế khi vào siêu thị bạn nên hạn chế sử dụng vì khi chúng ta cầm tay vào các vật dụng công cộng như cánh cửa hoặc thang máy thì có thể lây nhiễm vi khuẩn, từ đó cũng khiến cho vi khuẩn bám lên điện thoại khi bạn dùng.

Bảo quản thực phẩm dùng để dự trữ 

Làm gì để đảm an toàn thực phẩm phòng chống dịch covid 2Sơ chế và bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh

Chắc hẳn mỗi lần đi siêu thị, chợ hoặc các cửa hàng tiện lợi, nhiều bà mẹ sẽ tích trữ thật nhiều đồ ăn. Việc này cũng vô cùng cần thiết vì giúp chúng ta hạn chế ra ngoài nhiều lần.

Lúc này điều cần làm là sơ chế và bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn

Tay là nơi chúng ta tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với vi khuẩn, vì thế bạn hãy vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là khi vừa từ bên ngoài trở về. Tránh cách lỗi khi rửa tay dễ mắc phải khiến COVID-19 lây lan nhanh hơn.

Lau sạch những sản phẩm đựng trong hộp khi mua về 

Lau sạch các sản phẩm đóng hộp, đóng thùng hoặc đựng trong túi nilon trước khi cất trữ vào tủ. Đối với thực phẩm tươi sống như rau củ, hãy rửa qua nước ngay và xếp vào hộp đựng.

Cách bảo quản thực phẩm

Với những thực phẩm đóng hộp, có bao bì bạn phải chú ý đến hạn sử dụng trước khi cất trữ. Đồ có hạn sử dụng ngắn để bên ngoài để sử dụng trước.

Thịt, cá và thức ăn cần bảo quản lâu ngày bạn nhớ cho vào ngăn đông kết có nhiệt độ thấp từ -60 độ C 

Các loại rau xanh, củ quả bạn nhớ cho vào túi nilon để chống mất nước và bảo quản vào hộp lưu trữ ở ngăn mát tủ lạnh

Nên lưu ý là một số loại thức ăn chín, rau quả chỉ có thể bảo quản trong 1 – 2 ngày, bạn nên sử dụng hết trong thời gian này để thức ăn dễ hư hỏng và biến chất.

Đặc biệt tránh để lẫn lộn thực phẩm tươi sống với thực phẩm đã nấu chín.

Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến

Làm gì để đảm an toàn thực phẩm phòng chống dịch covid 3Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm và nấu ăn

Người nấu

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm và nấu ăn.
  • Sử dụng thớt, dao dụng cụ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thức ăn chín. 
  • Dụng cụ, thiết bị chế biến, thực phẩm sử dụng cần đảm bảo an toàn, được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng.
  • Thức ăn sau khi nấu chín nên sử dụng ngay, hoặc nên bảo quản, che chắn để tránh bụi, côn trùng và ăn trong vòng 1-2 giờ. Hạn chế bỏ lại thức ăn đã nấu dư thừa trong tủ lạnh để dùng cho ngày hôm sau.
  • Hạn chế những món ăn sống như cá sống, thịt sống, trứng sống, gỏi, tiết canh… trong thực đơn hằng ngày của gia đình.

Người ăn

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
  • Trang bị đủ thìa, dĩa, bát, đũa, ly uống nước cho từng thành viên trong gia đình.
  • Rau, củ, quả khi ăn sống phải đảm bảo được rửa sạch nên gọt vỏ trước khi ăn.
  • Người cách ly không được nấu ăn, hoặc ngồi ăn chung với các thành viên trong gia đình.
  • Phải được ăn không 1 khu khu vực riêng biệt, dụng cụ ăn uống phải được rửa, tiệt trùng, bảo quản riêng.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo