Khô mắt nên dùng thuốc gì điều trị hiệu quả?
Khô mắt gây ra hàng loạt khó chịu cho người bệnh như: mỏi, ngứa, rát, đỏ mắt, ... Vậy, bệnh khô mắt nên dùng thuốc gì để điều trị dứt điểm tình trạng này?
1. Tìm hiểu cấu tạo nước mắt vùng mắt
Nước mắt có vai trò tạo độ ẩm để ngăn ngừa khô mắt, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho mắt, ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi mắt bị khô kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mắt bị sưng, đỏ, kích ứng, giảm thị lực…
Nước mắt tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt của mắt (được gọi là phim nước mắt) và được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng là lớp lipid giúp kết dình các giọt nước mắt và làm cho nước mắt chậm bốc hơi.
- Lớp giữa là lớp nước có chứa muối và protein giúp làm ẩm và nuôi dưỡng mắt.
- Lớp trong cùng là lớp dịch nhầy giúp nước mắt bám vào mắt và bảo vệ giác mạc.
Những rối loạn của phim nước mắt do lượng nước mắt tiết ra không đủ hay nước mắt bốc hơi quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt.
2. Khô mắt nên dùng thuốc gì điều trị hiệu quả?
Thuốc sử dụng trong điều trị khô mắt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và thường được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc nhỏ mắt hay thuốc mỡ tra mắt.
Nhóm thuốc kháng sinh: được sử dụng để điều trị khô mắt do nhiễm khuẩn, với các thuốc kháng sinh phổ rộng như: doxycyclin, erythromycin, cloramphenicol, neomycin, tobramycin, offloxacin, sulfocetamid, polymycin B…
Cần lưu ý: với khô mắt nên dùng thuốc gì mà dùng loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh không được sử dụng với thời gian quá một tuần.
Nhóm thuốc kháng viêm: được sử dụng để điều trị khô mắt do viêm mắt, với các thuốc kháng viêm corticosteroid như: dexamethason, fluoromethason, prednisolon… hay các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như Diclophenac, Indomethacin…
Cần lưu ý: khô mắt uống thuốc gì thì khi sử dụng trong một thời gian dài nhóm thuốc kháng viêm ở dạng viên sẽ gây ra các tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày - tá tràng, cao huyết áp…, với thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
Thuốc nhỏ mắt kết hợp: khô mắt nên dùng thuốc gì thì bạn có thể dùng kết hợp hai hay nhiều nhóm thuốc với nhau như kháng sinh, kháng viêm corticosteroid… giúp tăng hiệu quả điều trị khô mắt.
Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: thuốc nhỏ mắt mà thành phần là các chất bôi trơn hay nước mắt nhân tạo: Glycerin, Polyvidon, Polyvinyl alcohol… có tác dụng tăng độ ẩm cho mắt, giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt.
3. Bị khô mắt nên sinh hoạt như thế nào?
Bên cạnh chăm sóc mắt từ bên trong và song song với việc tích cực điều trị thì một chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ giúp người bệnh khô mắt sớm phục hồi:
- Chế độ ăn: Bạn nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho mắt trong chế độ ăn hằng ngày như hải sản, rau củ có màu đỏ gồm cà rốt, đu đủ, chuối, bí đỏ, gấc, rau màu xanh thẫm, trái cây,…
- Làm việc khoa học: Bạn cũng cần hạn chế việc tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu, bởi vì ánh sáng từ các thiết bị này dễ làm cho mắt bị mỏi và khô mắt.
- Thư giãn mắt: Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian thư giãn mắt bằng giấc ngủ ngắn hay massage mắt.
- Dùng kính bảo vệ mắt: Khi đi đường, bạn có thể sử dụng các loại kính râm nhằm làm giảm sự bốc hơi của nước mắt cũng như ngăn ngừa tác động có hại của ánh mặt trời.
- Vệ sinh mắt: Bạn nên vệ sinh mắt bằng băng gạc mềm và nước muối sinh lý nhằm loại bỏ bụi bẩn, tránh các bệnh nhiễm khuẩn mắt.
Bị khô mắt nên dùng thuốc gì điều trị hiệu quả thì phải dựa vào nguyên nhân gây tình trạng này. Bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn nên dùng dạng kháng sinh hay thuốc uống và thuốc nhỏ nhé!
Thanh Hoa