Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu như thế nào thì tốt?

Nhận định tình trạng, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện chăm sóc bệnh nhân là những bước không thể bỏ qua trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu.

Mời các bạn đọc bài viết để tìm hiểu kĩ hơn.

Bước 1: Nhận định tinh trạng bệnh nhân 

Bằng cách hỏi bệnh nhân những câu hỏi sau:

– Bệnh nhân có đau đầu không?

– Chế độ ăn uống trước đó của bệnh nhân ra sao?

– Bệnh nhân có các dấu hiệu chán ăn, buồn nôn hay không?

– Có đau ở vùng thượng vị hay không và có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng hay không?

– Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi gắng sức hay khó thở liên tục?

– Màu sắc nước tiểu của bệnh nhân như thế nào?

– Những thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng trước đó?

– Có bị trĩ không?

– Nếu là nữ, hỏi có bị rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt không?

Nhận định bằng quan sát và khám

– Da của bệnh nhân có xanh xao và nhợt nhạt hay không?

– Bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết dưới da, loét miệng hay không?

– Gan, lách và hạch của bệnh nhân có to hay không?

– Khám xem mạch nhanh, nhịp tim nhanh hay không? Có tiếng thổi tâm thu ở các ổ van hay không?

– Làm xét nghiệm hồng cầu xem có các hiện tượng như: hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu như thế nào thì tốt 1
Cần hỏi bệnh nhân có hay bị đau đầu không để nhận định tình trạng bệnh

Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng

Một số các chẩn đoán điều dưỡng ở bệnh nhân thiếu máu:

– Chóng mặt.

– Nhanh mệt, khó thở, giảm khả năng hoạt động.

– Nguy cơ suy tim.

– Thiếu hụt dinh dưỡng.

Bước 3: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu đầy đủ, khoa học.

– Vệ sinh hàng ngày cho bệnh nhân.

– Hỗ trợ bệnh nhân trong các hoạt động bình thường, tránh việc gắng sức.

– Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh vận động.

– Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ trong việc dùng thuốc: thuốc tiêm, thuốc uống và truyền máu.

– Xét nghiệm cơ bản: máu, phân, nước tiểu.

– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ, huyết áp, mạch, nhịp thở.

– Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân về nguyên nhân và nguy cơ xảy ra khi thiếu máu và các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu như thế nào thì tốt 2
Thực hiện các xét nghiệm cơ bản để biết có bị thiếu máu hay không

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu

Tăng khả năng tham gia các hoạt động

– Bệnh nhân nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ.

– Luyện tập nhẹ nhàng, xen kẽ các đợt nghỉ để tăng khả năng chịu đựng.

– Một khi bệnh thiếu máu được điều trị hiệu quả, cần động viên bệnh nhân tăng dần các hoạt động và vẫn cần tránh các hoạt động gắng sức.

Duy trì trạng thái bình thường cho bệnh nhân

– Khi bệnh nhân cảm thấy khó thở thì phải cho bệnh nhân nằm đầu cao, khuyên bệnh nhân tránh gắng sức không cần thiết, nếu cần thì cho thở bằng oxy.

– Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sỹ về dùng những loại thuốc cho người thiếu máu.

– Thực hiện truyền máu cho bệnh nhân khi thiếu máu nhiều.

– Thường xuyên theo dõi tình hình mạch, huyết áp, nhịp thở.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh

– Cung cấp cho bệnh nhân một chế độ ăn uống đầy đủ gồm: protein, hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu sắt và vitamin B12.

– Thức ăn phải hợp khẩu vị của người bệnh.

– Thực hiện cho bệnh nhân ăn nhiều bữa trong một ngày.

Bước 5: Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân thiếu máu

Kế hoạch chăm sóc được đánh giá là có kết quả khi:

– Các dấu hiệu sống của bệnh nhân khả quan hơn.

– Da và niêm mạc trở lại trạng thái bình thường.

– Tình trạng hoa mắt, chóng mặt được cải thiện đáng kể.

– Bệnh nhân hoạt động nhiều hơn.

– Bệnh nhân ăn nhiều hơn và thấy ngon.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu như thế nào thì tốt 3
Đánh giá tính hiệu quả của việc chăm sóc bệnh nhân thiếu máu cần dựa trên nhiều yếu tố

Hường



Chat with Zalo