Hội chứng Wendy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bắt nguồn từ nhân vật Wendy trong tác phẩm “Peter Pan” của nhà văn James Matthew Barrie, hội chứng Wendy chỉ những cô gái luôn cảm thấy trách nhiệm của bản thân là phải làm hài lòng, bảo bọc người khác vô điều kiện và điều này làm họ cảm thấy hạnh phúc.
Hội chứng Wendy là gì?
Bạn có nhớ nhân vật Wendy Darling và Peter Pan trong cuốn sách nổi tiếng của James M. Barrie không? Peter là một cậu bé không chịu lớn. Anh ấy không muốn có trách nhiệm của một người trưởng thành. Điều này có liên quan đến hội chứng Peter Pan. Wendy là cô gái nhỏ luôn phải chịu trách nhiệm và gánh thay hậu quả cho Peter Pan. Hội chứng Wendy được bắt nguồn từ nhân vật Wendy này, bởi những người mắc phải hội chứng này đều có tính cách tương đồng với nhân vật.
![Hội chứng Wendy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_chung_wendy_la_gi_nguyen_nhan_dau_hieu_va_cach_dieu_tri_1_850a73ca65.jpg)
Người mắc hội chứng Wendy luôn tìm cách làm cho cuộc sống của những người xung quanh trở nên dễ dàng hơn bằng cách làm thay cho họ. Như việc Wendy đã tự tay khâu cái bóng lại cho Peter Pan để anh ta không phải lo lắng về việc mất nó lần nữa. Hơn nữa, cô ấy còn tự nhận trách nhiệm dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho những đứa trẻ đi lạc mà không ai bắt cô ấy phải làm cả. Bởi vì, việc chăm sóc người khác là điều làm cô ấy hạnh phúc.
Hội chứng Wendy cũng không phải là một chẩn đoán chính thức mà là một thuật ngữ tâm lý học phổ biến dùng để mô tả một người trưởng thành có lòng đồng cảm, nuôi dưỡng và thậm chí hy sinh bản thân. Hội chứng này thường xảy ra ở các bạn nữ, những người mẹ, hoặc có thể là bạn đời luôn gánh lấy trách nhiệm và giải quyết những việc đáng lẽ bạn đời, con cái họ phải làm để tồn tại.
Nguyên nhân xuất hiện hội chứng Wendy
Hội chứng Wendy không phải là một chứng bệnh có thể chẩn đoán được bằng các biện pháp lâm sàng, nó chỉ mới được gọi tên gần đây. Thế nên có khá ít nghiên cứu tìm hiểu về hội chứng này, có một vài nguyên nhân có thể gây ra hội chứng này như sau:
Chấn thương tâm lý tuổi thơ
Người ta cho rằng nguồn gốc của hội chứng Wendy nằm ở quá khứ gia đình của người mắc bệnh. Vì những thương tổn trong quá khứ, bản thân người bệnh không được gia đình yêu thương, thiếu thốn tình cảm, vì vậy họ tìm cách bảo vệ quá mức để bù đắp cho con cái, người thân.
Ở hiện tại, người mắc hội chứng này đang đảm nhận vai trò mà lẽ ra phụ huynh nên làm cho họ trong quá khứ. Họ bắt đầu làm những gì người khác muốn và quan tâm đến nhu cầu của người khác trước tiên. Điều đó làm người khác vui vẻ và khiến bản thân người bệnh cảm thấy an toàn hơn nhưng điều này vô tình làm họ đánh mất đi chính kiến của mình.
Các triệu chứng sức khỏe tâm thần
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc hội chứng Wendy có thể bị rối loạn nhân cách. Người bệnh thường không nhận ra mình như thế nào. Mặc dù việc quan tâm và chăm sóc người khác khiến họ hạnh phúc nhưng sẽ có lúc họ nhận ra rằng người khác có thể đang thao túng họ. Hoặc nghiêm trọng hơn là họ không cảm thấy thỏa mãn với tư cách một con người.
Họ có thể nhận ra rằng bản thân đang cho đi quá nhiều mà chẳng được gì. Và bắt đầu cảm thấy thất vọng vì nghĩ bản thân bị đánh giá thấp. Nhưng cuối cùng họ lại thấy thất vọng không mang lại mục đích gì vì họ cần ai đó để chăm sóc.
![Hội chứng Wendy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_chung_wendy_la_gi_nguyen_nhan_dau_hieu_va_cach_dieu_tri_3_db5f089122.jpg)
Vai trò của giới tính
Đàn ông thường được xã hội cho là đảm đương trách nhiệm lớn, quan trọng, còn phụ nữ thì đảm nhận các trách nhiệm về gia đình, là người làm vui lòng người khác. Gánh nặng của một người đàn ông thành công phía sau là người phụ nữ giỏi là quá lớn. Việc này sẽ khiến cho người phụ nữ cảm thấy việc chu toàn mọi thứ trong cuộc sống là trách nhiệm của họ.
Ngày càng có nhiều người lớn có biểu hiện các triệu chứng của hội chứng Wendy. Hội chứng Wendy có thể xuất hiện ở cả hai giới, nhưng xuất hiện thường xuyên hơn ở nữ giới hơn.
Triệu chứng và dấu hiệu hội chứng Wendy
Biểu hiện dễ thấy nhất của hội chứng Wendy là tính cách người mắc bệnh rơi vào trạng thái luôn vì người khác không nghĩ đến bản thân. Những người mắc hội chứng Wendy có xu hướng kiệt sức về mặt cảm xúc vì họ thường xuyên cảm thấy như thể họ cho đi quá nhiều mà bản thân không được tôn trọng hay nhận lại điều gì. Điều đó rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu. Ngoài ra, các triệu chứng thường thấy của hội chứng Wendy là:
- Họ ưu tiên nhu cầu của người khác, hi sinh ham muốn, nhu cầu cá nhân.
- Luôn cảm thấy cần phải quan tâm và chăm sóc người khác.
- Họ sợ người khác sẽ không cần đến họ nữa, sợ bị bỏ lại một mình.
- Họ thích nghĩ rằng họ là không thể thiếu.
- Ý tưởng về tình yêu của họ liên quan đến sự hy sinh.
- Luôn khuyến khích sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau ở người khác.
- Không cảm thấy khó chịu khi làm mọi thứ cho người khác (bạn đời, con cái).
- Luôn cố gắng kiểm soát người khác.
- Muốn làm mọi thứ, thậm chí cả nhiệm vụ của người khác.
![Hội chứng Wendy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_chung_wendy_la_gi_nguyen_nhan_dau_hieu_va_cach_dieu_tri_4_adbb655fc2.jpg)
Các hệ lụy khi mắc phải hội chứng Wendy
Dưới đây là một số ảnh hưởng của hội chứng Wendy đối với sức khỏe và đời sống của bệnh nhân:
- Những người mắc hội chứng Wendy có xu hướng kiệt sức về mặt cảm xúc, khó kiểm soát cảm xúc dễ dẫn đến trầm cảm.
- Gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ, bởi vì sự kiểm soát quá mức.
- Họ luôn chịu trách nhiệm cho những người khác kể cả những điều sai trái mà bản thân họ không làm.
Cách điều trị hội chứng Wendy
Cuộc sống sẽ trở nên tuyệt vời nếu ta biết cách quan tâm, chăm sóc những người mà ta yêu thương. Tuy nhiên, đừng để hành động yêu thương ấy trở nên quá mức biến thành hội chứng Wendy.
Hiện nay, hội chứng Wendy chưa được xem là một rối loạn tâm lý nên không có phương pháp điều trị cụ thể nào. Sau đây, là các liệu pháp điều trị chỉ mang tính tạm thời như:
- Trị liệu hoang dã (Wilderness Therapy): Là giải pháp kết hợp hoạt động dã ngoại kết hợp với trị liệu tâm lý.
- Trị liệu nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT): Là phương pháp trị liệu bằng cách trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề tâm lý liên quan của mình với nhà trị liệu tâm lý.
- Liệu pháp giải pháp, biện pháp điều trị tại nhà và các phương thức điều trị thích hợp khác.
![Hội chứng Wendy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_chung_wendy_la_gi_nguyen_nhan_dau_hieu_va_cach_dieu_tri_5_8aa84066aa.jpg)
Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể cho hội chứng này nhưng bệnh nhân có thể tự nhận thức được mình mắc bệnh và tập cải thiện lối sống lành mạnh kết hợp với các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp ngăn ngừa hội chứng Wendy, cụ thể như:
- Cân bằng trong mọi mối quan hệ, chăm sóc, yêu thương bản thân.
- Thúc đẩy phát triển, bảo vệ các giá trị cá nhân.
- Luôn lạc quan và mang năng lượng tích cực.
- Nên tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi dạy con cái đúng cách.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của hội chứng Wendy. Hội chứng này tuy không phải là bệnh ác tính và không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và cuộc sống hàng ngày của người thân và chính người mắc phải. Nếu có dấu hiệu phát hiện hội chứng nên điều trị sớm để có thể giúp cải thiện tình trạng hiện tại của bệnh nhân và ngăn ngừa những hậu quả mà nó mang lại.
Xem thêm: