Hội chứng Rapunzel là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị tốt nhất

Căn bệnh kỳ lạ “hội chứng tóc mây” bỗng có tỷ lệ người mắc bệnh tăng nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt hội chứng tâm lý này xảy ra hầu hết đối với các bạn nhỏ có thói quen bứt tóc và ăn tóc, khiến cho khá nhiều phụ huynh lo lắng con mình sẽ mắc phải căn bệnh kỳ lạ này. Ở một số trường hợp nhờ phát hiện sớm nên các bé may mắn thoát khỏi tình huống xấu nhất, mời bạn đọc cùng xem ngay qua bài viết dưới đây để biết được các biến chứng nguy hiểm của hội chứng Rapunzel này nhé.

Hội chứng Rapunzel là gì?

Hội chứng Rapunzel là hội chứng tâm lý hiếm gặp với biểu hiện từ việc thích ăn tóc từ người bệnh, có thể tóc của người đó hoặc tóc của người khác, tuy tóc không phải chất độc hại nhưng nếu ăn nhiều không kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa cho người bệnh, gây tắc nghẽn trong đường ruột và tích tụ trong dạ dày gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Hội chứng Rapunzel là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị tốt nhất 1
Nhiều người khi gặp căng thẳng có xu hướng bứt tóc để giải tỏa bớt áp lực

Hội chứng Rapunzel còn được đặt tên theo nhân vật công chúa tóc mây trong truyện cổ tích Grimm với mái tóc rất dài. Căn bệnh tâm lý này chiếm đến 70% ở nhóm nữ giới 20 tuổi, đặc biệt là các bé gái nhỏ trước khi vào lớp một. Bên cạnh đó người mắc căn bệnh này vẫn ăn uống như bình thường chứ không có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường hay ăn tóc thay cơm, do đó người xung quanh rất lâu mới phát hiện người này mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Rapunzel

Hội chứng Rapunzel theo nhiều nghiên cứu được cho là có liên quan đến những tổn thương, rối loạn về tâm lý, những người này cảm thấy rất thoải mái và thư giãn khi bứt tóc ăn, được xem là hành vi giải tỏa cảm xúc như các hành vi tự hủy hoại, làm đau cơ thể. Dưới đây là một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này:

Tổn thương tâm lý trong quá khứ

Tâm lý từ quá khứ, đặc biệt là thời thơ ấu luôn để lại những vết thương sâu sắc trong tâm hồn của người trải qua, đặc biệt đối với độ tuổi trẻ nhỏ chưa thể kiểm soát được cảm xúc, do đó chúng thường giải tỏa qua việc ăn tóc như một cách trút bỏ bớt gánh nặng của mình, có thể bạn chưa biết phần lớn các bệnh nhân mắc hội chứng Rapunzel đều có những kí ức không đẹp trong tuổi thơ.

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng quá mức cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Rapunzel khi xảy ra với nhóm đối tượng chưa trang bị được kỹ năng sống nên thường khó giải quyết các vấn đề xảy đến đột ngột với bản thân, căng thẳng tích tụ dẫn đến các hành vi tiêu cực như ăn tóc, tự rạch tay,…

Rối loạn tâm thần

Người có tiền sử mắc các bệnh về tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc,… Có nguy cơ cao mắc hội chứng Rapunzel hơn, trong đó hầu hết người bị rối loạn cưỡng chế đều có tỷ lệ cao mắc bệnh này.

Hội chứng Rapunzel là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị tốt nhất 2
Người mắc bệnh rối loạn tâm lý rất dễ phát triển thành hội chứng Rapunzel

Mắc các hội chứng tâm lý khác

Hội chứng thích ăn tóc còn phát triển cùng với nhiều hội chứng tâm lý khác như chứng rối loạn nhổ tóc (trichotillomania), hội chứng Pica,… Các bệnh này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau nên có thể phát triển đồng thời.

Biểu hiện nhận biết của hội chứng Rapunzel

Đặc điểm dễ thấy nhất là người bệnh có thói quen ăn tóc của bất kỳ người nào, kể cả đồ vật như búp bê, thú bông,… Khi ăn tóc, bệnh nhân sẽ có cảm giác thư giãn và giải tỏa căng thẳng rõ rệt nhưng lưu ý rằng hành vi ăn tóc chỉ xảy ra khi người bệnh ở một mình, vì thế người xung quanh rất khó nhận ra, dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để phát hiện người mắc bệnh Rapunzel.

  • Có thói quen nhổ tóc, ngậm và ăn tóc.
  • Thấy da đầu người đó ngày càng hiện rõ hơn, bị hói do tóc mỏng dần khi nhổ quá mức.
  • Thường bị đau bụng, ói mửa do tóc tích tụ nhiều kích thích nhu động của dạ dày và đường ruột.
  • Cơ quan tiêu hóa hoạt động kém, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược cơ thể,… Nặng hơn có thể dẫn đến thủng ruột, nhiễm trùng phúc mạc.

Hướng điều trị tốt nhất đối với hội chứng Rapunzel

Hội chứng Rapunzel cần được điều trị song song giữ tâm lý trị liệu và phẫu thuật bởi căn bệnh này có nguồn gốc từ việc căng thẳng đầu óc, tâm lý có vấn đề nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến nguy cơ tái phát rất cao.

Can thiệp y tế

Trước khi trị liệu tâm lý thì người bệnh cần được phẫu thuật để lấy búi tóc ra khỏi cơ thể – nguyên nhân dẫn đến việc khó chịu hoặc thường xuyên đau bụng. Phương pháp được thực hiện có thể là nội soi, dùng hóa chất để làm tan búi tóc hoặc dùng laser để cắt búi tóc thành từng mảnh nhỏ, từ đó dễ dàng loại bỏ hơn.

Hội chứng Rapunzel là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị tốt nhất 3
Búi tóc sau khi được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân

Trị liệu tâm lý

Phần lớn các bệnh nhân gặp hội chứng tâm lý này đều bắt nguồn từ những căng thẳng, xuất phát từ tâm lý, do đó nếu không can thiệp tâm lý để chữa bệnh thì nguy cơ cao bệnh sẽ tái phát trở lại và nguy hiểm hơn, hầu hết các trường hợp các bệnh nhân đều được yêu cầu trị liệu tâm lý song song với can thiệp y tế.

Sự quan tâm từ gia đình

Như đã đề cập hành vi bứt tóc và ăn có thể giải tỏa áp lực rất tốt để lấp đi sự cô đơn, căng thẳng khi chỉ có một mình, chính vì thế trong giai đoạn chữa bệnh việc có người thân đồng hành, luôn chia sẻ bên cạnh sẽ phần nào giúp bệnh nhân giảm đi những áp lực trong cuộc sống.

Hội chứng Rapunzel (hội chứng thích ăn tóc) là căn bệnh tâm lý hiếm gặp và đối tượng mắc bệnh chủ yếu là các bé gái dưới tuổi vị thành niên, nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng việc ăn 1 - 2 sợi tóc không có vấn đề gì hết, thế nhưng không ngờ rằng 1 - 2 cọng tóc đó được ăn với tần suất liên tục thì lại là một trường hợp khác, nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiễm trùng phúc mạc, thậm chí tử vong và không phải điều trị một lần là dứt điểm mà hội chứng này có nguy cơ tái phát rất cao nên rất cần sự phối hợp từ gia đình và bệnh viện.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo