Hiểm họa khi tự ý áp dụng cách trị sốt tại nhà
Khi thấy con có biểu hiện sốt, nhiều cha mẹ thường tự ý áp dụng các cách trị sốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không nắm vững kiến thức cách trị sốt tại nhà cho trẻ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con đấy!
1. Sờ trán đoán nhiệt độ
Việc xác định sốt bằng cách sờ trán hoặc má của con là hoàn toàn không chính xác. Trẻ chỉ được gọi là sốt nếu mẹ đo nhiệt kế có các chỉ số: nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C, nhiệt độ trong hậu môn cao hơn 38 độ C và nhiệt độ ở nách cao hơn 37,2 độ C nhé. Lúc này, mẹ hãy có các cách trị sốt tại nhà cho con.
2. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi bị sốt
Không phải cứ bé bị sốt cũng đều là do bị nhiễm trùng và cần uống thuốc. Khi con chỉ sốt nhẹ (đo nhiệt kế là 37,5 – 38 độ C) mẹ chưa cần dùng thuốc nhé. Đặc biệt, một số cha mẹ còn lạm dụng tự mua thuốc cho con uống mà không sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Việc này rất nguy hiểm vì bé có thể bị ngộ độc hoặc loại thuốc đó sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
3. Lau mát cho trẻ bằng rượu, cồn, nặn chanh
Rượu, cồn có thể làm mát và hạ sốt nhanh nhưng cách này rất nguy hiểm cho trẻ. Vì trong rượu, cồn chứa một số hóa chất thấm qua da và làm trẻ bị ngộ độc. Chanh cũng có thể hạ sốt nhưng chỉ dùng cho bé trên 3 tuổi vì trong chanh chứa axit, sẽ làm bỏng làn da non nớt của trẻ.
4. Chườm đá lạnh
Nhiều mẹ thấy con sốt cao quá thì dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của con, nên mẹ tuyệt đối không nên làm. Khi cơ thể bé đang bị sốt nóng mà mẹ lại chườm đá lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh bị chênh lệch quá mức sẽ gây bỏng lạnh, khiến con bị suy hô hấp ngay lập tức.
5. Cạo gió cho trẻ
Đây là phương pháp chữa bệnh lưu truyền dân gian, được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, khi áp dụng cách trị sốt tại nhà này cho bé, sẽ làm cho trẻ bị rối loạn đông máu khiến việc cầm máu vô cùng khó khăn. Đặc biệt, với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bác sĩ khó có thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết vì cạo gió. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên cạo gió cho trẻ.
6. Ủ quá ấm cho bé
Nhiều cha mẹ thấy bé sốt, sợ con lạnh lại ủ ấm cho con bằng nhiều lớp chăn hoặc quần áo. Cách trị sốt tại nhà này thực sự nguy hiểm. Nó có thể làm thân nhiệt trẻ càng tăng cao và gây nguy cơ sốt co giật ngay lập tức.
7. Kiêng nước hoàn toàn
Nhiều mẹ sợ con ốm cảm lạnh nên thường kiêng tắm, kiêng luôn cả việc lau rửa bức thiết cho con. Tuy nhiên, việc vệ sinh cơ thể cho con bằng nước ấm sẽ khiến con cảm thấy sạch sẽ, dễ chịu hơn và hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng. Không chỉ thế, việc tắm hay lau qua người cho con còn là phương pháp hạ nhiệt hữu hiệu đấy. Mẹ hãy tắm nhanh cho con trong phòng kín gió nhé, nhất là không thể lau kỹ như lúc bé khỏe mạnh được.
8. Tự ý truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con:
Nhiều phụ huynh còn chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con, nhằm bổ sung nước và cải thiện sự cân bằng điện giải. Tuy nhiên, việc tiêm hay truyền khiến trẻ phải chịu đau đớn, ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi của trẻ cũng như chưa chắc đã giảm được sốt nhanh, nhất là khi trẻ có biểu hiện sốt virus. Do đó, mẹ đừng tự ý áp dụng cách trị sốt tại nhà này nha.
Khi thấy con có các biểu hiện sốt, mẹ hãy tránh làm những cách trị sốt tại nhà sai lầm như trên. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như tìm phương pháp trị sốt tại nhà đúng nhất cho con, tránh những hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe con.
Thanh Hoa