Hậu môn có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra mùi hôi ở hậu môn, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và cách điều trị hiệu quả. Đồng thời, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Hãy cùng khám phá bạn nhé!
Hậu môn có mùi hôi nguyên nhân do đâu?
Dấu hiệu của bệnh trĩ
Hậu môn có mùi hôi là một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ, một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi.
Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hay trĩ vòng đều có thể gây ra hiện tượng này, cùng với những triệu chứng khác như cộm, vướng, đau rát khi đi đại tiện và hậu môn bị sưng tấy. Bên cạnh đó, hậu môn còn có dấu hiệu ẩm ướt và ngứa ngáy, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
![hmh1 Cropped.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hmh1_Cropped_bcd3fa0f0d.jpg)
Áp xe hậu môn
Đây là tình trạng khi các mô mềm xung quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn, gây ra sự hình thành các ổ áp xe hậu môn, dẫn đến sưng tấy và dịch mủ tích tụ bên trong. Việc áp xe hậu môn này gây ra đau rát, khó chịu và xuất hiện các u cục xung quanh khu vực hậu môn. Khi các ổ mưng mủ bị vỡ, chất lỏng màu vàng chảy ra kèm theo mùi hôi. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và thiếu máu.
Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe hậu môn có thể tiến triển thành các đường rò hoặc nứt kẽ, khiến bệnh nhân đau đớn, thấy chất nhầy màu vàng tiết ra từ bên trong ổ áp xe, gây ẩm ướt và mùi hôi khó chịu.
Rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn là một biến chứng của áp xe hậu môn do nhiễm trùng mạn tính, gây ra các đường rò bên trong hậu môn - trực tràng. Những đường rò này tạo ra các lỗ rò, gây ra chảy dịch mủ màu vàng và có mùi hôi khó chịu. Người bệnh bị rò hậu môn không chỉ phải đối mặt với tình trạng hậu môn có mùi hôi khó chịu mà còn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, ẩm ướt.
![hau-mon-co-mui-hoi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hmh2_Cropped_167fa72bee.jpg)
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn gây ra tình trạng táo bón kéo dài, khiến vùng hậu môn bị đau rát đặc biệt khi đi tiêu hoá và trong quan hệ tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau rát hậu môn, ra máu khi đi tiêu hoá và vùng hậu môn ẩm ướt, có mùi hôi.
Viêm loét hậu môn
Các vấn đề về hậu môn như táo bón lâu ngày, nứt kẽ hậu môn... có thể gây đau rát và chảy máu hậu môn, khi phân đi ra ngoài kèm theo máu, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại, đặc biệt khi vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm và loét hậu môn nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của viêm loét hậu môn là dịch nhầy chảy ra từ hậu môn, lượng dịch có thể ít hoặc nhiều kèm mùi hôi và màu khác nhau.
Chẩn đoán hậu môn có mùi hôi như thế nào?
Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào ở khu vực hậu môn như mùi hôi, chảy dịch, đau rát... hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được khám chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra. Các phương pháp chẩn đoán các bệnh về hậu môn bao gồm:
- Kiểm tra khoang hậu môn bằng tay: Để kiểm tra các bất thường như khối u, dịch nhầy hậu môn...
- Soi hậu môn: Phương pháp này sử dụng kỹ thuật soi để quan sát tổn thương bên trong hậu môn. Thường được chỉ định sau khi kiểm tra bằng tay.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT, MRI... để đánh giá toàn diện tình trạng bệnh.
- Sinh thiết: Phương pháp lấy mẫu mô từ hậu môn để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
![hau-mon-co-mui-hoi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hmh3_Cropped_87a621f222.jpg)
Các biện pháp khắc phục tình trạng hậu môn có mùi hôi
Điều trị nội khoa
Các phương pháp điều trị này thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh có tình trạng nhẹ bao gồm nhiều loại thuốc như thuốc uống, kem bôi hậu môn có tác dụng giảm sưng đau, kháng nhiễm, giảm ngứa, giảm tiết dịch nhầy, tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, chúng còn giúp vết thương nhanh lành, tiêu mủ, co búi trĩ và giúp hậu môn khô ráo, từ đó giảm thiểu tình trạng có mùi hôi.
Điều trị ngoại khoa
Khi người bệnh bị mắc mủ ở hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhỏ để lấy mủ, sau đó kê đơn thuốc kháng sinh để giúp hậu môn nhanh chóng hồi phục và tránh bị nhiễm khuẩn.
Đối với những bệnh lý hậu môn - trực tràng như trĩ, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật PPH, HCPT để loại bỏ búi trĩ, loại bỏ các đường rò hậu môn. Sau đó, các bệnh lý hậu môn trực tràng được đẩy lùi và tình trạng hậu môn có mùi cũng biến mất.
Trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp can thiệp ngoại khoa nào, bác sĩ sẽ xem xét chẩn đoán kỹ lưỡng bệnh tình để đưa ra phương án phù hợp. Do đó, người bệnh không nên e ngại khi gặp các vấn đề ở vùng nhạy cảm, để tránh ảnh hưởng không đáng có tới sức khoẻ và cuộc sống của mình.
![hau-mon-co-mui-hoi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hmh4_Cropped_33938bda84.jpg)
Điều trị tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà để hỗ trợ cho quá trình điều trị y khoa.
Sử dụng nghệ tươi để giảm mùi hôi ở hậu môn
Nghệ tươi chứa curcumin - một thành phần có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Sử dụng nghệ tươi có thể giúp giảm mùi hôi, sưng và đau rát ở hậu môn.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 - 2 củ nghệ tươi, gọt vỏ và cho vào nồi nước sôi. Thêm chút rau diếp cá để tăng khả năng khử khuẩn. Sau khi hỗn hợp sôi, đổ vào chậu và đợi cho nước nguội. Ngâm hậu môn vào nước ấm sẽ giúp giảm mùi hôi ở hậu môn một cách hiệu quả.
Sử dụng khoai tây
Khoai tây có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng và làm mát hiệu quả, giúp giảm mùi ở khu vực hậu môn.
Cách thực hiện: Người bệnh chọn vài củ khoai tây nhỏ, không có mầm. Sau đó rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ khoai tây, sau đó trộn với một chút dầu oliu. Bôi lên vùng hậu môn và đắp lại bằng khăn sạch. Sau 20 phút, rửa sạch lại bằng nước ấm. Nên thực hiện 1 - 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt và tránh gây kích ứng da.
Sử dụng giấm táo
Giải pháp sử dụng giấm táo để chữa trị vấn đề hậu môn có mùi hôi cũng rất hiệu quả và an toàn nhờ tính năng kháng viêm, kháng khuẩn và khử mùi của nó.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 1 - 2 thìa giấm táo và pha loãng với nước ấm. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để rửa vùng hậu môn thường xuyên mà không cần rửa lại bằng nước sạch.
Trong trường hợp bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, cách chữa tại nhà là khả thi. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng như rỉ dịch thường xuyên, đau đớn nặng, búi trĩ to, sa búi trĩ, gây ra mùi hôi, thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị y khoa đầy đủ và đảm bảo an toàn tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Bài viết đã giải thích chi tiết về các bệnh lý gây ra hậu môn có mùi hôi, cũng như cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu phương pháp điều trị tại nhà nào bạn cũng cần tham vấn ý kiến từ chuyên gia. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về triệu chứng này và có cách giải quyết kịp thời.
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp