Triệu chứng bệnh quá giống nhau, liệu hạ đường huyết có phải là hạ huyết áp không?
Nhiều người vẫn giữ quan niệm cố hữu rằng hạ đường huyết cũng là hạ huyết áp mà thôi, bởi các triệu chứng của bệnh quá giống nhau. Vậy hạ đường huyết có phải là hạ huyết áp không?
Hạ đường huyết có phải là hạ huyết áp không?
Hạ đường huyết và hạ huyết áp có phải là một như chúng ta vẫn lầm tưởng? Theo Hiệp hội Tim mạch New York - Mỹ thì hạ huyết áp là trạng thái huyết áp tối đa ≤ 90mmHg, còn huyết áp tối thiểu ≤ 60mmHg. Một khi bị hạ huyết áp, chúng ta thường có các biểu hiện như là mệt mỏi, tim đập nhanh, hoa mắt và chóng mặt, đau đầu, da xanh, buồn nôn, dễ bị ngất…
Các biểu hiện trên cũng tương tự như chứng hạ đường huyết. Vậy hạ đường huyết có phải là hạ huyết áp không? Câu trả lời là không, hạ đường huyết hoàn toàn khác với hạ huyết áp. Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu giảm đến dưới mức 70mg/dl. Khi đó, chúng ta sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, tim đập nhanh, tay chân run, vã mồ hôi, dễ choáng ngất…
Để củng cố thêm thông tin cho câu hỏi hạ đường huyết có phải là hạ huyết áp không, chúng ta hãy cùng đến với nguyên nhân của hai chứng bệnh này.
Nguyên nhân tụt huyết áp
- Do mất nước: Đặc biệt với những người có tiền sử huyết áp thấp thì khi đi ngoài nắng nhiều, tập luyện vã mồ hôi, tiêu chảy… làm mất nước mà không kịp bổ sung kịp thời sẽ dễ dẫn đến tụt huyết áp.
- Mất máu: Cả người bình thường khi mất quá nhiều máu cũng có thể thấy choáng do tụt huyết áp.
- Mắc các bệnh về tim: Tim không ổn định dẫn đến dòng máu lưu thông không tốt, khiến cho áp lực máu trên thành động mạch cũng bất ổn.
- Ngoài ra còn có thể do các bệnh về nội tạng, nội tiết hay suy dinh dưỡng gây tụt huyết áp.
Nguyên nhân hạ đường huyết
- Tiểu đường: Người bị tiểu đường là đối tượng có nguy cơ tụt đường huyết nhiều nhất.
- Do áp dụng phụ của thuốc: Nếu lạm dụng quá liều thuốc trị tiểu đường sẽ dẫn đến hạ đường huyết.
- Rượu: Nếu uống rượu quá nhiều mà dạ dày rỗng thì sẽ dẫn đến việc gan chặn phát hành glycogen, khiến lượng đường huyết giảm.
- Ăn quá no hoặc quá đói: Nếu cơ thể quá đói thì đường huyết giảm. Tuy nhiên, có khi hạ đường huyết xuất hiện sau bữa ăn do cơ thể sản xuất ra lượng insulin quá mức cần thiết.
Phòng ngừa hạ đường huyết và hạ huyết áp ra sao?
Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi hạ đường huyết có phải là hạ huyết áp không rồi, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa hai chứng bệnh này.
Bạn cần dành nhiều thời gian để bản thân được nghỉ ngơi. Hãy ngủ đủ giấc và hạn chế việc thức khuya, không nên để tinh thần căng thẳng và mệt mỏi thường xuyên.
Hãy ăn uống điều độ và không kiêng khem bỏ bữa. Tăng cường ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và năng lượng như là: tôm, cua, cá, cà rốt, rau màu xanh đậm…
Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn hằng ngày. Chúng ta có thể chọn các bộ môn nhẹ nhàng như dưỡng sinh, thiền, yoga…
Thụy Anh