Góc gỡ rối mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không?

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng phổ biến phụ nữ thường gặp phải trong thời kỳ mang thai. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị nhanh chóng cũng như có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về bệnh lý này.

Tổng quan về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là bệnh lý xảy ra khi lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng glucose của các tế bào trong cơ thể. Tiểu đường thai kỳ thường phát triển từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ và lượng đường sẽ trở lại mức bình thường sau khi sinh.

Góc gỡ rối mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không? 01

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp tiểu đường thai kỳ chuyển thành tiểu đường tuýp 2 và “đeo bám” chị em suốt đời. Thậm chí, nếu tiểu đường thai kỳ không được điều trị đúng có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ. Vì vậy, ngay khi phát hiện bị tiểu đường thai kỳ, các chị em cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. 

Các biểu hiện đặc trưng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có các dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Thông thường, thai phụ chỉ phát hiện bệnh khi thăm khám định kỳ. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của đái tháo đường thai kỳ, chị em cần lưu ý, bao gồm:

  • Đi tiểu liên tục trong ngày;
  • Cơ thể mệt mỏi, mờ mắt;
  • Khát nước liên tục;
  • Tăng cân mất kiểm soát;
  • Ngủ ngáy.

Nguyên nhân nào gây ra tiểu đường thai kỳ?

Insulin là hormone do tuyến tuỵ sản sinh có tác dụng chuyển hoá đường thành năng lượng, kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nhau thai tiết ra các loại hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài trong số đó gây ra tình trạng đề kháng insulin làm cho cơ thể của người mẹ khó sản xuất, sử dụng insulin hơn bình thường.

Để cơ thể có đủ lượng insulin cần thiết, tuyến tuỵ của các thai phụ phải tạo ra insulin nhiều hơn gấp 3 lần. Khi lượng insulin này không đủ, lượng đường trong máu của các thai phụ tăng cao và dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để vừa có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé vừa kiểm soát được lượng đường trong máu.

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, nhiều đường như kem, chè, kẹo ngọt,... thường là những thực phẩm mà các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên tránh xa. Với bánh flan, theo các nghiên cứu từ viện dinh dưỡng, người bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng bánh flan trong các bữa phụ nhưng với số lượng hạn chế và cần có sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Vì trong bánh flan có chứa một số các dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, magie, vitamin A, B, D, E, sắt, kẽm,... Để đảm bảo an toàn nhất, các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên sử dụng bánh flan được làm từ sữa tươi không đường hoặc sữa tách béo.

Góc gỡ rối mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không?

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng bánh flan

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người bị tiểu đường thai kỳ

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ càng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, có đầy đủ các nhóm chất cần thiết như bột đường, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Theo đó, lượng chất đạm cần chiếm từ 12 - 20% tổng năng lượng ăn vào; chất bột đường từ 50 - 55%, chất xơ từ 20 - 35g/ngày và chất béo từ 25 đến dưới 30%.

Góc gỡ rối mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không? 02

Chế độ dinh dưỡng của người bị tiểu đường thai kỳ cần có đủ các nhóm chất thiết yếu

Nếu các chị em vẫn chưa rõ ràng về chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây.

  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ) để mức đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.
  • Không nên kiêng khem quá mức, vẫn nên ăn đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé. Cụ thể, với nhóm chất đạm nên dùng thịt nạc, trứng, sữa, cá và các loại đậu; nhóm tinh bột nên sử dụng ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, gạo tấm, bún tươi; với nhóm chất béo nên ăn các loại dầu thực vật,...
  • Thai phụ nên bổ sung ít nhất 500 - 600g rau xanh mỗi ngày và nên ăn rau trước bữa ăn để giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết.
  • Mẹ bầu nên sử dụng các loại trái cây ít ngọt, nhiều chất xơ như bơ, dâu, cam, bưởi, kiwi,...
  • Các chị em cũng nên uống một cốc sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh mức đường huyết tăng cao, sữa ít đường, sữa tươi không đường, sữa tách béo/ít béo sẽ là những lựa chọn lý tưởng.
  • Mẹ bầu nên hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật.
  • Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, cà phê và các thức uống có cồn, có chất kích thích.

Như vậy, qua thông tin được trình bày ở trên, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc “Tiểu đường thai kỳ ăn bánh flan được không?”. Hà An Pharmacy mong rằng bài viết trên đây không chỉ giúp chị em gỡ rối mà còn cung cấp thêm cho các chị em đang không may bị tiểu đường thai kỳ những thông tin cần thiết để có cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho cả mẹ và bé.

Tú Anh

Nguồn tham khảo: Vinmec.com, Hellobacsi.com



Chat with Zalo