Góc giải đáp thắc mắc: Viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không?

Vậy viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không? Thuốc nhỏ tai là một trong số những loại thuốc thường có mặt trong phác đồ điều trị viêm tai giữa vì hiệu quả mà nó mang lại: Giảm đau, diệt khuẩn, ngăn chặn sự viêm nhiễm. Hãy cùng Hà An Pharmacy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về những loại thuốc này nhé!

Viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không?

Thuốc nhỏ tai vốn là một trong số các loại thuốc điều trị viêm tai giữa khá hiệu quả và được các bác sĩ sử dụng như một loại thuốc đầu tay. Khi bị viêm tai giữa, bạn hoàn toàn có thể dùng thuốc nhỏ tai. 

Góc giải đáp thắc mắc: Viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không?1 Bị viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không?

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, thuốc phải được sử dụng đúng với đối tượng và chất lượng cần được đảm bảo. Bởi ngoài những tác dụng mà thuốc đem lại như kháng viêm, giảm đau, diệt khuẩn… thì thuốc vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như bạn dùng thuốc sai cách. Chính vì vậy, người bệnh cần phải được đảm bảo rằng đã có sự cho phép của bác sĩ điều trị trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nhất là thuốc sử dụng cho trẻ em.

Một số loại thuốc nhỏ dành cho bệnh viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai dành cho viêm tai không bị thủng màng nhĩ

Đây là nhóm thuốc được sử dụng đối với các trường hợp bị viêm tai giữa cấp ở giai đoạn sung huyết, viêm tai ngoài, eczema ống tai ngoài có bội nhiễm. Loại thuốc này có chứa một trong số các loại kháng sinh thuộc trong nhóm aminoglycosid - một nhóm thuốc có thể khiến cho ốc tai bị gây độc. 

Thuốc thường phối hợp giữa thuốc kháng viêm và kháng sinh, được sử dụng để trị liệu tại chỗ và mang tính đa năng bởi tính kháng viêm của thuốc khi sử dụng phối hợp với dexamethasone. Thuốc có sử dụng kháng sinh polymyxin và neomycin để tiêu diệt các loại vi khuẩn gram dương và gram âm - tác nhân gây ra căn bệnh ống tai giữa và ống tai ngoài. 

Thuốc Otipax có chứa phenazone và lidocain HCL. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm tại chỗ và thường được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết, viêm tai chấn thương do khí áp, viêm tai bọng nước do siêu vi trùng.

Góc giải đáp thắc mắc: Viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không?2 Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otipax

Những loại thuốc này sẽ không đi vào trong máu, ngoại trừ trường hợp màng tai bị trầy xước hoặc bị rách. Do đó, trước khi kê thuốc, bệnh nhân cần được kiểm tra màng nhĩ kỹ càng. Nếu như màng nhĩ bị rách thì có thể thuốc sẽ tiếp xúc với tai trong và tai giữa. Từ đó sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như rối loạn thăng bằng, thậm chí bị điếc.

Thuốc nhỏ tai dùng cho trường hợp bị thủng màng nhĩ

Đối với trường hợp bị thủng màng nhĩ, nhóm thuốc thường được sử dụng chủ yếu được bào chế từ các loại kháng sinh có độ an toàn cao đối với ốc tai, trong đó chủ yếu thuốc có thành phần chính đó là rifamycin sodium. Loại thuốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn gram dương và gram âm trong những bệnh lý nhiễm trùng tai giữa. Bên cạnh đó, thuốc nhỏ tai có chứa loại kháng sinh ciprofloxacin thường tác động chủ yếu lên những vi khuẩn gram dương và gram âm.

Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai

Khi dùng thuốc nhỏ tai, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Về tư thế nhỏ thuốc: Để với tư thế đầu sao cho một bên tai hướng xuống dưới đất. Nếu như bạn tự nhỏ thuốc thì nên đứng hoặc ngồi và nghiêng đầu sang một bên. Nếu như bạn nhỏ thuốc cho người khác thì nên nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng sang 1 bên.
  • Với những thuốc có ống nhỏ giọt: Nên hút một vài giọt thuốc vào trong ống nhỏ giọt. Nếu như phần đầu nhỏ thì bạn chỉ cần lật úp lọ thuốc xuống là được.
  • Không dùng ống thuốc nhỏ bị bẩn, nứt hoặc sứt mẻ, không để phần đầu ống chạm vào ngón tay, tai hay bề mặt khác. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng nước nóng để làm ấm thuốc bởi có thể khiến thuốc quá nóng và gây thương tổn cho tai.
  • Thời gian điều trị không nên kéo dài quá 10 ngày. Nếu như sau khoảng thời gian trên mà tình trạng bệnh lý không thuyên giảm thì bạn cần phải đánh giá lại phương pháp điều trị. 
  • Nếu có những dấu hiệu bất thường như chóng mặt, ù tai, đau đầu… thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo với các bác sĩ.
Góc giải đáp thắc mắc: Viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc không?3 Bệnh nhân nên có sự tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi dùng thuốc

Như vậy, với vấn đề “viêm tai giữa có nên nhỏ thuốc”, chắc hẳn bạn đã có được cho mình câu trả lời rõ ràng rồi chứ. Để việc điều trị mang lại hiệu quả cao, tốt nhất bạn hãy dùng thuốc thật đúng cách và tuân theo hướng dẫn chỉ định cụ thể từ bác sĩ nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo