Góc giải đáp: Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không?

Cơm chứa chỉ số đường huyết khá cao, vì vậy ăn quá nhiều cơm trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường về sau. Trong bài viết này, Hà An Pharmacy sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không.

Thành phần dinh dưỡng có trong cơm

Cơm được làm từ gạo, trong cơm có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng tinh bột và protein là hai thành phần chiếm hàm lượng chủ yếu. Hàm lượng chất xơ không nhiều, tùy vào từng loại gạo mà tỷ lệ của các thành phần sẽ khác nhau. 

Để bạn dễ hình dung về hàm lượng dinh dưỡng của cơm, hãy cùng tham khảo thành phần dinh dưỡng có trong một chén cơm:

Góc giải đáp: Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không? 1
Cơm chứa hàm lượng protein và tinh bột là chủ yếu
  • Calo: Mỗi chén cơm trắng nấu chín chứa 242 calo. Trong đó carbs chiếm 88%, protein 7,2% và 1% chất béo.
  • Chất đạm: Hàm lượng chất đạm trong một chén cơm trắng là hơn 4g protein, gần bằng với gạo lứt (5g).
  • Các vitamin và khoáng chất: Các loại khoáng chất bao gồm canxi, magie, photpho, kali, kẽm, đồng, mangan, selen, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9,...

Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không?

Như ta đã biết, tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng bình thường và hay gặp tiểu đường tuýp 2. Ở đó lượng insulin do tuyến tụy tiết ra không đủ hoặc tiết ra đủ nhưng bị đề kháng lại.

Góc giải đáp: Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không? 2
Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không?

Khi ăn cơm, thành phần tinh bột trong cơm sẽ được các enzym do các tuyến tiết ra phân giải thành glucose, glucose được hấp thụ qua ruột non vào máu để chuyển hóa thành năng lượng, trong khi đó cơm có chỉ số đường huyết khá cao, vì vậy nếu ăn quá nhiều cơm trong một thời gian dài thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường về sau.

Một vài loại thực phẩm thay thế cho cơm 

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm đường huyết tăng lên từ từ và giảm dần dần chứ không tăng lên một cách đột ngột, điều này giúp kiểm soát tốt hơn đường huyết, đồng thời chúng cũng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Đối với người chưa mắc bệnh tiểu đường lo ngại về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài cơm, khá nhiều món ăn khác có thể thay thế cho cơm nhưng vẫn giúp bạn no lâu. Phối hợp đa dạng nhiều thực phẩm như ngũ cốc, khoai lang, gạo lứt, yến mạch, ngô, hạt diêm mạch,...

Góc giải đáp: Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không? 3
Gạo lứt có thể thay thế cho cơm trong bữa ăn hằng ngày
  • Gạo lứt: Là gạo nguyên cám giàu chất xơ. So với gạo trắng, hàm lượng protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong gạo lứt cao hơn nhiều. Tuy nhiên vì lớp vỏ bên ngoài khá dày nên khi ăn gạo lứt cần chú ý ăn chậm nhai kỹ để hỗ trợ dạ dày làm việc dễ dàng hơn.
  • Yến mạch: Đây là một loại ngũ cốc nguyên hạt có khả năng hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, giúp kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu,...
  • Ngô (bắp): Chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể như omega3, omega6. Đây cũng là loại thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể thay thế cơm trắng trong các bữa cơm hằng ngày.
  • Khoai lang: Mặc dù khoang lang có vị ngọt nhưng lại chứa rất ít calo. Do đó có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể và làm giảm lượng đường trong máu nên rất an toàn để bệnh nhân tiểu đường ăn thay thế cơm hằng ngày.

Hàm lượng tinh bột dồi dào trong cơm không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó hoàn toàn vô hại đối với người có thể trạng bình thường. Trường hợp ăn quá nhiều cơm mới có nguy cơ mắc bệnh về lâu dài. Qua bài viết, Hà An Pharmacy đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không?”. Tìm đọc thêm nhiều bài viết khác để có thêm nhiều kiến thức có ích cho mình và cả gia đình nhé.

Mỹ Duyên

Nguồn: suckhoedoisong.com



Chat with Zalo