[GIẢI ĐÁP] Trẻ em có được ăn cơm rượu không? Vì sao?
Cơm rượu là nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe khi chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, nổi bật là lượng sắt có trong gạo nếp, sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được các bệnh thiếu chất sắt, đồng thời đây cũng là nét văn hóa lâu đời của người Việt vào mùng 5 tháng 5 âm lịch với quan niệm sẽ “giết sâu bọ” trong cơ thể để người ăn cảm thấy khỏe mạnh hơn, vì thế mà có nhiều cha mẹ muốn cho con mình ăn cơm rượu để cải thiện sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh tật, nhưng với thể trạng trẻ em có được ăn cơm rượu hay không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy xem ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Vì sao cơm rượu là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam
Ngày Tết Đoan Ngọ (vào mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, ông bà ta cho rằng thời điểm này thời tiết bắt đầu nắng nóng, đồng thời cũng là khoảnh khắc giao mùa nên phát sinh nhiều dịch bệnh nên mọi người sẽ có phong tục diệt trừ sâu bọ gây hại để phòng ngừa bệnh tật cho cây trồng lẫn con người.
Đây cũng là lý do dẫn đến sự xuất hiện của món cơm rượu, người xưa cho rằng cơm rượu nếp có đủ các hương vị cay, nóng, ngọt, chua và đắng có thể diệt trừ sâu bọ có trong cơ thể, đặc biệt là rượu nếp sẽ làm cho chúng tự “say” rồi chết đi.
Quan niệm dân gian là thế nhưng dưới góc nhìn khoa học thì lớp cám của vỏ gạo nếp rất giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin B, sắt, chất xơ sẽ giúp người ăn phòng ngừa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sự khác biệt của cơm rượu giữa ba miền Bắc, Trung và Nam
Theo dân gian từ xưa đến nay, ông bà ta cho rằng việc ăn cơm rượu vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ làm say các loại “sâu bọ” trong bụng vì men rượu và chúng sẽ chết đi. Tùy theo bạn sống ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc thì cũng đều có nét văn hóa lâu đời này, hơn nữa mỗi miền sẽ có cách thể hiện hình thức khác nhau, cụ thể:
- Ở miền Bắc: Người dân thưởng sử dụng loại gạo nếp cẩm để làm cơm rượu và đây cũng là điều làm nên sự đặc biệt của cơm rượu miền Bắc, với hương vị đặc trưng từ gạo nếp Tây Bắc và được làm tơi ra như ăn cơm thông thường chứ không có hình dáng nhất định.
![[GIẢI ĐÁP] Trẻ em có được ăn cơm rượu không? Vì sao? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tre_em_co_duoc_an_com_ruou_khong_vi_sao_1_19ba5941a4.jpg)
- Đối với miền Trung: Cơm rượu miền Trung được sử dụng từ gạo nếp trắng, sau đó sẽ được ép chặt thành các hình khối nhỏ.
![[GIẢI ĐÁP] Trẻ em có được ăn cơm rượu không? Vì sao? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tre_em_co_duoc_an_com_ruou_khong_vi_sao_2_d7e4a1f0c5.jpg)
- Tại miền Nam: Tương tự như miền Trung, người dân Nam Bộ cũng sử dụng gạo nếp trắng để làm cơm rượu, nhưng sẽ được ép lại và vo tròn thành viên, khác biệt hơn nữa thì ở miền Nam thường sẽ cho thêm đường vào khi ăn.
![[GIẢI ĐÁP] Trẻ em có được ăn cơm rượu không? Vì sao? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tre_em_co_duoc_an_com_ruou_khong_vi_sao_3_ae57e32f4f.jpg)
Tuy nhiên dù mang hình dáng nào thì ý nghĩa của cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng không thay đổi đó là giết sâu bọ phòng ngừa các loại bệnh.
Trẻ em có được ăn cơm rượu không?
Trước khi biết được trẻ em có được ăn cơm rượu không thì mọi người cùng tìm hiểu qua về một số đặc điểm của món cơm rượu nhé.
Cơm rượu được làm từ gạo nếp vốn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao nhờ vào hàm lượng sắt có trong gạo nếp, hơn nữa men gạo nếp còn chứa nhiều hoạt chất lovastatine và ergosterol có thể hạn chế và phòng ngừa các triệu chứng về tim mạch như tai biến mạch máu não, tăng cường tái tạo mạch máu, vì thế mà cơm rượu được xem là “bài thuốc” hiệu quả không gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến huyết áp như nhiều loại thuốc khác.
Bên cạnh đó, cơm rượu nếp còn được xem là đồ uống, có thể sử dụng được cả nước lẫn cái có công dụng bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn ngon miệng cùng nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên cũng vì cơm rượu được ủ với men đồng thời cũng là chất kích thích nên đây là món ăn không phù hợp với trẻ em, sẽ gây nghiện và ảnh hưởng đến gan của trẻ.
Trong các sản phẩm siro dành cho trẻ em, các chuyên gia cũng khuyến cáo không sử dụng alcohol dù là một lượng nhỏ để làm tá dược. Do đó trong ngày Tết Đoan Ngọ, cha mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn nhỏ ăn cơm rượu vì mới lượng nồng độ nhất định sẽ làm hệ thần kinh của trẻ bị say và không ổn định, cảm giác khó chịu này sẽ làm trẻ quấy khóc, khó dỗ.
Cơm rượu vốn dĩ được làm từ cơm nếp lên men rượu để tạo ra cơm rượu, vì rượu là chất kích thích, gây nghiện và có thể hại cho gan của trẻ nên cơm rượu không phù hợp cho trẻ em.
Qua bài viết, mọi người sẽ hiểu thêm về món cơm rượu truyền thống của ông bà ta từ xưa đến nay và biết được câu trả lời trẻ em có được ăn cơm rượu hay không. Cơm rượu có thể là thực phẩm dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe song song với nét đẹp văn hóa, tinh thần cho người lớn nhưng trẻ em thì không phù hợp với món ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bé, nếu như đã lỡ ăn thì cần có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý hiệu quả nhất.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp