Giải đáp: Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không?
Bệnh uốn ván (hay còn gọi là bệnh uốn ván viêm màng não) là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh uốn ván có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như sốt, đau đầu, cơn co giật và thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế. Phụ nữ có thai là đối tượng nhảy cảm và cần được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh. Trong bài viết này, Hà An Pharmacy sẽ cùng bàn luận về chủ đề thai phụ 37 tuần tiêm uốn ván được không.
Bệnh uốn ván và những điều cần biết
Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Bệnh rất nguy hiểm và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Phụ nữ khi mang thai cũng cần được tiêm ngừa để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn con.
Uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là tình trạng nhiễm độc, nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Ngoại độc tố của vi khuẩn này thường tấn công hệ thần kinh cơ và có thể gây ra tình trạng co giật, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng dễ nhìn thấy của bệnh bao gồm:
- Triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên và dễ nhận biết là cứng hàm biểu hiện là hai hàm của bệnh nhân cứng và dính chặt vào nhau, triệu chứng ngày xuất hiện càng ngắn thì bệnh càng nghiêm trọng.
- Sau khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân xuất hiện co cứng các cơ, thường theo lộ trình từ các cơ vùng đầu mặt cổ lan xuống ngực bụng. Trên nền co cứng, bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật, đôi khi co thắt thanh quản gây tím tái, khó thở.
![Bệnh uốn ván và tiêm phòng - Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Benh_uon_van_va_tiem_phong_Thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_1_80e7a1b5e2.png)
Bệnh uốn ván có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây các rối loạn đối với hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, cơ xương khớp, nhiễm trùng... May mắn thay, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh uốn ván hiệu quả, có tác dụng kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu.
Bao lâu thì cần tiêm uốn ván một lần?
Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng uốn ván càng trở nên quan trọng. Thời gian tiêm phòng sẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tùy thuộc vào phụ nữ mang thai đã tiêm phòng trước đó, đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin trước đó hay chưa và số lần mang thai của thai phụ.
Tác dụng của tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván có tác dụng chính là bảo vệ người được tiêm khỏi bệnh uốn ván. Phụ nữ khi mang thai là giai đoạn cơ thể bị suy yếu, khả năng kháng bệnh tự nhiên của mẹ bị giảm đi. Trong khi đó, thai nhi lại chưa có sức đề kháng mà phải lớn lên và phát triển nhờ bào thai của mẹ. Do đó việc mẹ tiêm phòng đầy đủ chính là cách phòng bệnh chủ động giúp bảo vệ cả người mẹ và thai.
![Bệnh uốn ván và tiêm phòng - Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Benh_uon_van_va_tiem_phong_Thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_2_8a8302ddf0.png)
Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu
Việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người mẹ và thai nhi. Các loại vắc xin uốn ván đã được phát triển và thử nghiệm để đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ đáng kể. Việc tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ, mà còn bảo vệ cho thai nhi.
Mẹ mang thai 37 tuần tiêm uốn ván được không?
Với phụ nữ có thai, việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu nhưng chưa tiêm phòng ván trong vòng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin uốn váng. Mũi tiêm đầu tiên thường được tiêm vào khoảng trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Như vậy thai 37 tuần thì không được tiêm uốn ván nữa vì nguyên tắc tiêm uốn ván là trước khi sinh 1 tháng.
![Giải đáp: Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_3_781d9f70df.png)
Vắc xin uốn ván thường được tiêm trong giai đoạn mang thai và việc tiêm phòng cần được thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhằm đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu trong giai đoạn quá muộn của thai kỳ có thể cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Qua bài viết, bạn đọc đã được Hà An Pharmacy cung cấp thông tin về bệnh uốn ván và giải đáp thắc mắc mẹ mang thai 37 tuần tiêm uốn ván được không. Trong mọi trường hợp, việc tiêm uốn ván cho trẻ cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.