Giải đáp thắc mắc bị cận có đi nghĩa vụ không?

Nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ của công dân. Luật nghĩa vụ quân sự có một số quy định về việc miễn nghĩa vụ quân sự cho công dân do điều kiện khách quan, trong đó có điều kiện sức khỏe. Đặc biệt, khi độ cận thị ở một mức độ nhất định có thể được miễn đi nghĩa vụ quân sự.

Khi độ cận thị ở một mức độ nhất định có thể được miễn đi nghĩa vụ quân sự Khi độ cận thị ở một mức độ nhất định có thể được miễn đi nghĩa vụ quân sự

Đối tượng nào phải thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Về độ tuổi

Theo Luật nghĩa vụ quân sự, quy định rất rõ ràng, những người đủ 18 tuổi trở lên sẽ phải tham gia kỳ thi nghĩa vụ quân sự. Độ tuổi nhập ngũ là từ 18 đến 25 tuổi. Thực tập sinh từ các trường cao đẳng và đại học được gia hạn để phục vụ trong quân đội cho đến năm 27 tuổi.

Tiêu chuẩn nhập ngũ

Theo quy định tại Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự, công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có dữ liệu cá nhân rõ ràng
  • Chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Có đủ điều kiện sức khỏe để phục vụ trong quân đội.
  • Có trình độ văn hóa phù hợp.

Bên cạnh những đối tượng được nhà nước yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự thì còn có những đối tượng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự, tất cả đều có quy định riêng như sau:

  • Công dân nam có độ tuổi từ 17 trở lên.
  • Công dân nữ trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự có chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp với Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Cả hai đối tượng đều phải trải qua kỳ thi nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt để đủ điều kiện nhập ngũ.

Người bị cận có đi nghĩa vụ không?

Ngoài các tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe, điều kiện gia cảnh, rất nhiều người vẫn đang thắc mắc, đối với những người mắc phải tình trạng cận thị có đi nghĩa vụ không? Quy định về sức khỏe khi nhập ngũ rất được thông tin rất rõ ràng, cụ thể là sức khỏe về mắt.

Quy định về sức khỏe khi nhập ngũ rất được thông tin rất rõ ràng, cụ thể là sức khỏe về mắt Quy định về sức khỏe khi nhập ngũ rất được thông tin rất rõ ràng, cụ thể là sức khỏe về mắt

Quy trình khám sức khỏe của công dân tham gia nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo thang điểm 6 cụ thể như điểm 1 cho thấy công dân có tình trạng sức khỏe rất tốt, điểm 2 thể hiện công dân có tình trạng sức khỏe tốt, điểm 3 báo hiệu công dân có tình trạng sức khỏe khá, điểm 4 cho thấy công dân có tình trạng sức khỏe trung bình, điểm 5 thể hiện công dân có tình trạng sức khỏe kém và điểm 6 cảnh báo công dân có tình trạng sức khỏe rất kém.

Từ các tiêu chí đánh giá về sức khỏe của công dân sẽ chia thành sáu loại bao gồm loại 1 kho cả 8 chỉ tiêu đều đạt 1 điểm, loại 2 khi điểm 2 ở ít nhất 1 chỉ tiêu, loại 3 khi có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, loại 4 khi có ít nhất 1 chỉ tiêu đạt điểm 4, loại 5 nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5 và loại 6 nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Về tiêu chuẩn sức khỏe thì chỉ có những công dân có sức khỏe các hạng 01, 02, 03 là đủ tiêu chuẩn về sức khỏe. Có thể thấy, để trả lời cho thắc mắc cận thị có đi nghĩa vụ không thì những người bị tật khúc xạ mắt, cụ thể là cận thị từ 1.5 diop trở lên sẽ không đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.

Những trường hợp bị cận có cần khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định, người có độ cận thị trên 1.5 và sức khỏe từ độ 3 trở lên thì được miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng nếu nhận được giấy báo khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự thì công dân vẫn phải chấp nhận đi khám bệnh.

Theo quy định thì thời gian khám nghĩa vụ quân sự bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đầu tiên, công dân đến trạm y tế xã khám sơ tuyển, nếu thuộc diện không đủ thể lực, dị hình, dị dạng, hay mắc các bệnh lý liên quan thì sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Ngoài ra, theo quy định, nếu công dân không khám, kiểm tra sức khỏe đúng thời gian, địa điểm có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.2 triệu đồng khi không xuất trình được lý do chính đáng.

Khi tham gia kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe tại cơ sở y tế yêu cầu công dân phải xuất trình các giấy tờ bao gồm lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Quân khu, chứng minh nhân dân, các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân, nếu có. Bên cạnh đó, công dân không được uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích, tuân thủ nội quy của khu khám sức khỏe và kiểm tra sức khỏe. Việc sử dụng giấy khám sức khỏe để trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị nghiêm cấm.

Khi tham gia kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe tại cơ sở y tế yêu cầu công dân phải xuất trình các giấy tờ theo quy định Khi tham gia kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe tại cơ sở y tế yêu cầu công dân phải xuất trình các giấy tờ theo quy định

Các đối tượng khác được miễn nghĩa vụ quân sự

Ngoài thắc mắc bị cận có đi nghĩa vụ không, nếu bạn thuộc vào một trong các đối tượng dưới đây thì được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của nhà nước:

  • Con liệt sĩ, thương binh hạng nhất, đã từng tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.
  • Anh chị em với liệt sĩ tại quê nhà.
  • Con của thương binh hạng hai, con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động trên 81%.
  • Con của người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Người làm công tác mật mã không phải là công an nhân dân, quân đội.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được bố trí công tác trên 2 năm ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của nhà nước.

Trên đây là những thông tin đa đảng mà Hà An Pharmacy tổng hợp được để giúp bạn giải đáp thắc mắc bị cận có đi nghĩa vụ không cũng như các đối tượng được miễn trừ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chấp hành đúng quy định của nhà nước về nghĩa vụ quân sự.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo