Giải đáp đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?
Đau dây thần kinh tọa là một trong những bệnh lý liên quan đến thần kinh, xương khớp, cột sống làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh nếu không phát hiện và chữa kịp thời có thể bị bại liệt. Vậy đau thần kinh tọa có chữa được không? Mời bạn đọc cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Dây thần kinh tọa được biết đến là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể của chúng ta. Nó chạy từ thắt lưng xuống phía sau của mỗi chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là giúp điều chỉnh chuyển động, cảm giác, dinh dưỡng và hỗ trợ nuôi dưỡng cho các bộ phận mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa là chứng đau thần kinh hông to di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đặc biệt ở vùng thắt lưng lan xuống hông, mông, đùi ngoài, cẳng chân trước, lan xuống mắt cá ngoài rồi đến ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương và mức độ bệnh mà cảm giác đau có thể khác nhau.
Đau thần kinh tọa một bên thường gặp ở người 30 - 50 tuổi. Bệnh này cũng phổ biến ở cả hai giới, nhưng đặc biệt là ở phụ nữ khi mang thai, do họ phải chịu áp lực của thai nhi lên dây thần kinh tọa.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh
Khi bị đau dây thần kinh tọa, ngoài những cơn đau âm ỉ cục bộ thông thường, người bệnh gặp phải một số triệu chứng sau:
- Cảm giác đau nhẹ, râm ran như bị kiến bò nhưng cũng có thể nhói đau và đau dữ dội như bị điện giật.
- Tê, ngứa ran, yếu cơ, cứng cột sống lưng vào buổi sáng thức dậy.
- Dáng đi không vững, tập tễnh đặc biệt gặp khó khăn khi muốn khom lưng, gập người.
- Đau khi đi tiểu và đau ở phần dưới (hạ bộ).
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được hay không?
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, người bệnh luôn bị đau nhức vùng lưng, hông và chân. Lúc này, người bệnh không thể sinh hoạt bình thường, thậm chí có trường hợp nặng hơn có thể bị bại liệt ( liệt cả hai chân).
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh đau thần kinh tọa nếu như được phát hiện sớm. Bệnh càng nặng thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Ngoài ra, phương pháp điều trị và cơ địa của người bệnh là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc điều trị.
Cấp độ bệnh đau thần kinh tọa
Nhìn chung, bệnh có 3 cấp độ: Cấp tính, mãn tính và đau tới mức cần phải phẫu thuật. Mỗi cấp độ đều có những phương pháp điều trị khác nhau.
Đau cấp tính
Đây là giai đoạn bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân tại thời điểm này có thể khám chữa bệnh, châm cứu, bấm huyệt và tập thể dục. Ở giai đoạn này thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 95%, thời gian điều trị thường rất ngắn chỉ khoảng 3 - 6 tháng.
Đau thần kinh tọa mãn tính
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng đau thường rất khó chịu. Người bệnh phải sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể làm giảm các triệu chứng đau đớn tạm thời, trường hợp này người bệnh cần điều trị lâu dài mới có thể khỏi bệnh.
Sự phục hồi hoàn toàn ở giai đoạn này thường rất thấp, chỉ khoảng 8 - 10%. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và không mang vác vật nặng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Mức độ đau cần phẫu thuật
Trường hợp này tức là khi bệnh đã quá nặng, người bệnh bị viêm dây thần kinh tọa gây đau không thể chịu đựng được nữa thì phải tiến hành phẫu thuật. Việc thực hiện phương pháp này phải được chuyên gia nghiên cứu và chỉ định để đảm bảo an toàn.
Khả năng hồi phục sau phẫu thuật tương đối cao, hơn 70%. Tuy nhiên, điều trị bằng phẫu thuật có thể dẫn đến những rủi ro, biến chứng khiến cơ thể người bệnh suy nhược, bệnh dễ tái phát.
Đau thần kinh tọa có gây nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể hơn như sau: Khi bị đau thần kinh tọa mãn tính, cơn đau kéo dài liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, dây thần kinh tọa bị chèn ép lâu ngày sẽ gây yếu cơ, teo cơ, tê bì chân tái phát và đi lại khó khăn. Đặc biệt, đau thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn và khiến chân mất hoàn toàn cảm giác.
Gợi ý một số cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Để phòng tránh bệnh đau dây thần kinh tọa, chúng ta phải đề phòng từ căn nguyên của căn bệnh này, chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, thể thao và nghỉ ngơi, lối sống sinh hoạt sao cho hợp lý.
- Về chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất như canxi, vitamin, omega-3,… cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp và tái tạo cấu trúc khớp, người bệnh đau thần kinh tọa cũng nên hạn chế ăn thức ăn không lành mạnh như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
- Về việc nghỉ ngơi: Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh cũng nên chú ý đến lịch trình tập luyện và nghỉ ngơi hàng ngày của mình. Ví dụ, không dậy muộn, tránh căng thẳng, stress và không nằm nệm hoặc giường quá cứng, khuyến khích tắm bằng nước ấm.
- Về chế độ tập luyện: Người bệnh nên tập những động tác, tư thế nhẹ nhàng tốt cho xương khớp. Đây luôn là giải pháp giúp đẩy lùi cơn đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả. Chỉ cần một vài động tác vận động nhẹ nhàng hàng ngày cũng có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, bạn không nên thực hiện các bài tập cần sức lực hoặc vận động quá sức.
Như các bạn đã thấy, đau thần kinh tọa là căn bệnh gây ra rất nhiều khó chịu cho người không may mắn mắc phải. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, đừng quên thăm khám bác sĩ thường xuyên để phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp