Giải đáp câu hỏi: Đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ là bệnh ở mắt rất thường gặp. Bệnh thường gặp ở tất cả các đối tượng, tất cả lứa tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do vi khuẩn, virus hoặc do dị vật từ môi trường xung quanh. Bệnh cũng dễ lây lan thông qua đường tiếp xúc. Do đó có nhiều người thắc mắc: Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Và làm cách nào để điều trị đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn được gọi viêm kết mạc. Viêm kết mạc gây ra tình trạng đỏ mắt bởi các tác nhân là vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng.

Bệnh khởi phát ở 1 bên mắt sau đó là 2 mắt. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh. Bệnh lây lan bằng cách chạm tay vào vật dụng cá nhân của người bệnh rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Hoặc lây bằng cách tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn từ người bệnh khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Bệnh lây nhanh dễ tạo thành dịch đau mắt đỏ.

Triệu chứng đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ dễ biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng sau :

  • Ngứa mắt, cộm mắt;
  • Đỏ mắt;
  • Mắt có ghèn;
  • Mắt sưng nhẹ.
Giải đáp câu hỏi: Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? 1
Đỏ, ngứa hay sưng mắt là triệu chứng thường thấy của đau mắt đỏ

Ngoài ra còn có thể sốt nhẹ, nổi hạch ở dưới tai, dưới hàm do phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ, nhưng trong đó chủ yếu là :

Do vi khuẩn

Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra thường có ghèn đục, làm dính mắt và không ngứa. Ghèn sẽ gây dính mắt vào mỗi sáng thức dậy.

Do virus

Đau mắt đỏ do virus sẽ gây ngứa mắt, chảy nước mắt, không có ghèn gây dính mắt. Bệnh cũng sẽ nhanh khỏi sau khoảng 1 tuần, tùy theo tình trạng sức đề kháng của bạn.

Do dị ứng

Các tác nhân dị gây dị ứng (dị nguyên) như: Bụi, khói, phấn hoa, lông thú,… sẽ làm mắt khó chịu, chảy nước mắt. Nhưng tình trạng này sẽ hết nhanh nếu tránh xa các dị nguyên. Trường hợp này mắt sẽ đỏ, chảy nước mắt ở cả 2 mắt và không lây bạn nhé.

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Câu trả lời của bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không là: Bệnh đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, có thể tự khỏi và không để lại hậu quả về sau. Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì các triệu chứng sẽ giảm sau khoảng 2 – 5 ngày và khỏi sau khoảng 2 tuần. Nếu đau mắt đỏ do virus thì thường sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách sẽ làm tổn thương giác mạc và ảnh hưởng đến thị lực. Đặc biệt là các trường hợp nhiễm khuẩn do lậu cầu khuẩn, Chlamydia.

Cần phải lưu ý đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Đỏ mắt nhiều, toàn bộ mắt hoặc đỏ cục bộ trong tròng trắng hoặc đỏ xung quanh tròng đen.
  • Đỏ mắt kéo dài và không giảm.
  • Giảm hoặc mất thị lực.
  • Thấy quầng sáng xung quanh đồ vật.
  • Sợ ánh sáng.
  • Đau nhiều khi cử động mắt.

Điều trị đau mắt đỏ

Tùy theo tình trạng đau mắt đỏ của bạn mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp. Đa phần bác sĩ sẽ kê kháng sinh, kháng viêm để nhỏ mắt. Bạn không nên tự ý mua các loại thuốc này để dùng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc bạn nên lưu ý dùng đúng thời gian theo đơn bác sĩ để tránh đề kháng kháng sinh.

Để giảm bớt tình trạng khó chịu ở mắt khi bị đau mắt đỏ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây :

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị như : Điện thoại, máy tính,… để giảm đau mắt, mỏi mắt.
  • Trường hợp bị ghèn dính mắt, hãy dùng 1 miếng gạc thấm nước ấm, đắp lên mắt. Lau sạch mắt nhẹ nhàng đến khi sạch ghèn và không dùng miếng gạc đó để lau đi lau lại.
  • Nên đeo kính râm khi ra ngoài để tránh bụi bẩn, không nên sử dụng kính áp tròng.
  • Không nên đi bơi trong thời gian bị đau mắt đỏ.
  • Không nên dụi mắt, day mắt cho đỡ ngứa để tránh tổn thương giác mạc.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung nhiều rau xanh có vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc để mắt có thời gian nghỉ ngơi.
  • Một số loại thuốc nhỏ mắt như nước mắt nhân tạo cũng có thể giảm bớt sự khó chịu ở mắt.
Giải đáp câu hỏi: Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? 2
Thuốc nhỏ mắt có thể giảm sự khó chịu ở mắt

Các biện pháp phòng lây lan đau mắt đỏ

Như đã nói ở trên thì đau mắt đỏ không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng bạn phải chú ý một số triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời. Do bệnh cũng dễ lây lan nên khi bị đau mắt đỏ, bạn cần thực hiện các biện pháp sau để tránh lây cho người xung quanh :

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, không nên đưa tay dụi mắt.
  • Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân : Bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, kính,… Nên lau mặt bằng khăn giấy sử dụng 1 lần.
  • Không nên tiếp xúc gần với người khác để tránh lây bệnh đau mắt đỏ qua đường tiếp xúc.
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối nhỏ mắt.
Giải đáp câu hỏi: Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? 3
Rửa tay thường xuyên để đề phòng lây lan đau mắt đỏ

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ

Trước khi mở nắp lọ thuốc bạn nên rửa tay sạch sẽ, không chạm tay vào đầu thuốc. Lọ thuốc đã mở ra thì chỉ sử dụng hết cho đợt điều trị này, không để dành để dùng lại. Mỗi lọ thuốc chỉ sử dụng cho 1 người bị bệnh, không dùng chung thuốc với người khác. Và luôn nhớ đậy kín lọ thuốc sau mỗi lần sử dụng.

Đối với thuốc nhỏ mắt để điều trị đau mắt đỏ, không nên chạm mắt vào đầu thuốc. Lọ thuốc đã sử dụng thì không để dành dùng lại cho lần sau nữa.

Đối với các thuốc tra mắt thì tra vào mi dưới của mắt. Không dụi mắt sau khi tra. Thị lực của bạn sẽ mờ trong ít phút sau khi tra thuốc. Điều đó là hoàn toàn bình thường nhé.

Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn: Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Hi vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn và gia đình bạn để tránh được nguy cơ bị đau mắt đỏ.



Chat with Zalo