Đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không, bao lâu thì lành?

Đứt dây chằng chéo sau chiếm khoảng 5-10% các chấn thương liên quan đến dây chằng khớp gối. Tuy nhiên, chấn thương này khó chẩn đoán nên đa số các trường hợp bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Vậy đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không và bao lâu thì lành?

Tổng quan về đứt dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau đóng vai trò gì?

Cấu tạo khớp gối gồm 3 xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. 3 xương này được liên kết với nhau bằng một hệ thống dây chằng phức tạp gồm 4 dây:

  • Hai dây chằng bên: Đóng vai trò giữ khớp gối vững chắc khi xoay trở.
  • Hai dây chằng chéo: Gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, bắt chéo nhau tạo thành hình chữ X. Nhiệm vụ của hai dây chằng này là giữ khớp gối vững chắc.

Dây chằng chéo sau gồm hai sợ bó dày, chạy từ trước ra sau. Thế nên, nó chắc chắn hơn dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo sau nói riêng và các dây chằng ở khớp gối nói chung, đều có nhiệm vụ giữ cho khớp gối vững chắc. Ngoài ra, dây chằng chéo sau còn có chức năng riêng là ngăn sự lệch ra sau quá mức của xương chày so với xương đùi. Điều này góp phần vào việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như leo trèo, chạy, nhảy,...

Đứt dây chằng chéo sau là chấn thương gì?

Đứt dây chằng chéo sau là chấn thương ở đầu gối, xảy ra khi dây chằng bị đứt một phần hay hoàn toàn Đứt dây chằng chéo sau là chấn thương ở đầu gối, xảy ra khi dây chằng bị đứt một phần hay hoàn toàn

Đứt dây chằng chéo sau là chấn thương ở đầu gối, xảy ra khi dây chằng bị đứt một phần hay hoàn toàn. Chấn thương này có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, gồm:

  • Cấp 1: Dây chằng chéo sau đứt một phần.
  • Cấp 2: Dây chằng chéo sau đứt nhiều và tình trạng khớp gối lỏng lẻo hơn cấp 1.
  • Cấp 3: Dây chằng chéo sau đứt hoàn toàn. Từ đó làm cho khớp đầu gối rất lỏng lẻo.
  • Cấp 4: Đứt dây chằng chéo sau kèm theo một số chấn thương khác ở khớp gối như gãy dập xương, rách sụn chêm,...

Nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo sau

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương đứt dây chằng chéo sau. Trong đó, đa số các trường hợp xảy ra là do một lực rất mạnh tác động trực tiếp vào đầu gối từ trước ra sau.

Chấn thương thường gặp do dừng lại đột ngột hoặc bị tông thẳng vào phía trước cẳng chân trong tai nạn giao thông hoặc thi đấu các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá,... Ngoài ra, chấn thương đứt dây chằng chéo sau còn có thể xảy ra sau một chấn thương phức tạp kèm theo tình trạng gãy xương chi dưới.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương

Đa phần các chấn thương đứt dây chằng chéo sau thường khó phát hiện và chẩn đoán chính xác Đa phần các chấn thương đứt dây chằng chéo sau thường khó phát hiện và chẩn đoán chính xác

Đa phần các chấn thương đứt dây chằng chéo sau thường khó phát hiện và chẩn đoán chính xác. Khi dây chằng mới bị rách, chấn thương thường gây ra những biểu hiện sau:

  • Đau đầu gối với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Khớp gối bị sưng phù kèm hiện tượng cứng khớp.
  • Khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế, dẫn đến đi lại khó khăn.

Qua một thời gian, khi chấn thương chuyển sang giai đoạn mãn tính, các triệu chứng như sưng, đau khớp gối có thể biến mật hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Khớp gối lỏng lẻo, không vững.
  • Cơn đau có thể trầm trọng hơn.

Sau khi đã hiểu hơn về chấn thương này thì tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc "Chấn thương đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không?".

Bị đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không?

Đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không? Trong số các trường hợp chấn thương đứt dây chằng chéo sau thì đa số đều ở mức độ vừa phải và không kèm theo các tổn thương khác. Đối với trường hợp này, chấn thương có thể tự lành nếu bệnh nhân áp dụng tập luyện các bài tập thích hợp. Mục đích của các bài tập này là giúp khối cơ gân phía sau gối trở nên chắc khỏe. Điều này sẽ hỗ trợ thêm cho dây chằng trong các vận động hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kết hợp tập vật lý trị liệu với chuyên gia để có thể phục hồi chấn thương nhanh chóng.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đứt dây chằng chéo sau có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Thông thường các trường hợp đứt dây chằng chéo sau kèm tổn thương rách sụn chêm hay chấn thương ở bệnh nhân trẻ, vận động viên chuyên nghiệp sẽ được chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau.

Bệnh nhân nên kết hợp tập vật lý trị liệu với chuyên gia để có thể phục hồi chấn thương nhanh chóng Bệnh nhân nên kết hợp tập vật lý trị liệu với chuyên gia để có thể phục hồi chấn thương nhanh chóng

Bị đứt dây chằng chéo sau bao lâu thì lành?

Đối với các trường hợp không phẫu thuật, sau khoảng 3 tháng dây chằng bị đứt sẽ liền lại. Tuy nhiên, độ căng của dây chằng không còn như lúc đầu vì tổn thương chỉ được chữa lành bằng các mô xơ. Do đó, chức năng của dây chằng chéo sau cũng bị ảnh hưởng.

Còn đối với các trường hợp buộc phải phẫu thuật, nếu bệnh nhân tuân thủ luyện tập các bài tập phục hồi chức năng thì có thể phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật từ 6-8 tháng.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi "Đứt dây chằng chéo sau có từ lành được không, bao lâu thì lành?". Đứt dây chằng chéo sau ở mức độ nhẹ có thể tự lành bằng việc thực hiện các bài tập phục hồi trong khoảng 3 tháng. Nếu như phải phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải trải qua quá trình điều trị kéo dài từ 6-8 tháng. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo