Độn cằm ăn mì tôm được không? Độn cằm kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật rất quan trọng bởi nó quyết định đến tốc độ lành của vết thương và giúp cho gương mặt vào được form dáng chuẩn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem sau khi độn cằm cần kiêng ăn những gì và độn cằm ăn mì tôm được không

Độn cằm ăn mì tôm được không?

Độn cằm ăn mì tôm được không? Độn cằm kiêng ăn gì?1
Độn cằm là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay

Theo các bác sĩ thẩm mỹ Hoa Kỳ, nếu như độn cằm bằng phương pháp rạch niêm mạc trong, người được thực hiện độn cằm sẽ không thể ăn các loại thức ăn rắn trong khoảng từ 2 - 3 ngày đầu. Quan trọng hơn là không được để thức ăn dính, chạm hay lọt vào miệng vết mổ. Ngược lại nếu như là vết rạch trên da cằm thì có thể ăn đồ ăn rắn dễ dàng hơn trong 2 ngày đầu. 

Mì tôm là loại thực phẩm được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn nên kiêng ăn mì tôm sau bất cứ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào bởi thành phần muối natri chứa trong sợi mì và gia vị lớn sẽ không tốt cho sức khỏe của người mới thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, bạn sẽ cần kiêng những loại thực phẩm sau bởi cằm còn mềm, sẽ không chịu được lực di chuyển lớn, nếu ăn các đồ ăn cần nhai quá mạnh có thể làm bung vết rạch hoặc lệch dáng cằm, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục:

  • Kiêng đồ ăn ở thể cứng, rắn, dai, dẻo khoảng 1 tuần hoặc hơn.
  • Kiêng các loại thực phẩm có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
  • Kiêng đồ ăn từ gạo nếp: Xôi, cơm lam, xôi chè.
  • Kiêng đồ ăn giàu đạm: Thịt bò, hải sản, trứng gà, cá hồi, thịt cừu,...
  • Kiêng các loại rau giàu collagen: Rau muống, bơ, su su, đậu bắp.
  • Kiêng đồ ăn liền, đồ ăn nhanh, đồ  ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn có bị cay nồng, ngọt, nhiều axit, gas, nicotine.
  • Kiêng bia, rượu, nước ngọt, cà phê, rượu vang, thuốc lá.

Thực phẩm nên ăn sau độn cằm

Độn cằm ăn mì tôm được không? Độn cằm kiêng ăn gì?2
Lượng muối có trong mì gói không tốt cho sức khỏe của người mới thực hiện độn cằm

Sau khi độn cằm, để vết thương mau lành, không bị những cơn đau làm phiền bạn nên ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt, không phải di chuyển cằm nhiều như súp, đồ hầm, canh, cháo. Uống các loại đồ uống từ trái cây, rau xanh dạng sinh tố, nước ép. Các loại vitamin có trong rau củ sẽ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, tái tạo mô mới. Bổ sung cho cơ thể thêm nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại nhiễm trùng, mưng mủ, giúp rút ngắn thời gian lành thương, không chỉ thế vitamin C còn chống oxy hóa, ngăn ngừa cho cơ thể các bệnh về tim mạch và một số các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư gan

Từ 7 - 20 ngày sau phẫu thuật, bạn có thể ăn các thực phẩm như khoai tây, cà chua giúp tái tạo máu, chữa lành sẹo mổ, sẹo mụn hiệu quả, có tính mềm, dễ ăn do có chứa nhiều các chất như cellulose, vitamin B1, vitamin B2. Ăn nhiều các loại rau xanh như rau ngót, rau tía tô, rau cải, rau mồng tơi,... (loại trừ rau muống). Bổ sung thêm các món ăn từ sữa chua ít đường hoặc không có đường, phô mai ít béo sẽ cung cấp protein, canxi hỗ trợ cho cằm lên dáng ổn định. 

Sau khoảng thời gian 1 tháng, nếu như không xảy ra biến chứng về niêm mạc hay hình dáng cằm, chúng ta đã có thể ăn lại được những đồ ăn yêu thích mà không cần kiêng cữ quá nhiều.

Hoạt động cần tránh sau khi độn cằm 

Độn cằm ăn mì tôm được không? Độn cằm kiêng ăn gì?3
Tránh vận động mạnh vùng mặt

Không chỉ kiêng một số loại thực phẩm, sau độn cằm một số hoạt động bạn sẽ không được động đến nếu như không muốn ảnh hưởng tới vết thương.

  • Các hoạt động thể thao mạnh.
  • Súc miệng mạnh, đánh răng thô bạo.
  • Sờ cằm, vuốt má, chống cằm, để cằm đè lên vật rắn.
  • Ngủ úp mặt xuống gối, nghiến răng, ngủ nghiêng.
  • Hát, há miệng to, ho.
  • Tắm rửa bằng vòi sen, gội đầu tư thế cúi mặt, makeup, dưỡng da, rửa mặt bằng khăn mặt vào xung quanh cằm.

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật độn cằm

Độn cằm ăn mì tôm được không? Độn cằm kiêng ăn gì?4
Lựa chọn các cơ sở uy tín để yên tâm làm đẹp 

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật cũng là bước rất quan trọng, để vết phẫu thuật mau lành, bạn cần:

  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối loãng hàng ngày.
  • Có thể chườm đá để vết thương bớt sưng, đau.
  • Ngủ với tư thế kê cao đầu.
  • Không tự ý tháo băng cố định vết thương.
  • Lựa chọn các cơ sở làm đẹp uy tín.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau.
  • Nếu gặp bất cứ vấn đề gì, đừng ngần ngại tìm gặp các bác sĩ.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc độn cằm ăn mì tôm được không mà Hà An Pharmacy tổng hợp tới bạn đọc. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo