Dinh dưỡng dành cho người phục hồi sau chấn thương sọ não
Tai nạn lao động và tai nạn giao thông là những nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương đầu và dẫn đến chấn thương não. Một khi đã có những tổn thương liên quan đến não thì phải trải qua quá trình điều trị lâu dài. Bên cạnh đó, phục hồi sau chấn thương sọ não và các chế độ dinh dưỡng cũng là điều quan trọng để bệnh nhân mau chóng hồi phục.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân phục hồi chấn thương sọ não
Dù là bất cứ nguyên do nào thì sau khi bị chấn thương não, nạn nhân phải đối diện với những cản trở to lớn để hồi phục các chức năng của cơ thể. Trong đó chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và hòa nhập cộng đồng hơn.
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho bệnh nhân phục hồi chấn thương sọ não cũng như suốt khoảng thời gian còn lại. Tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân, các chất dinh dưỡng, kích cỡ thức ăn và cách thức chuyển vào cơ thể cần được tham khảo và theo hướng dẫn bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế.
Ăn như thế nào và ăn bao nhiêu để vừa đủ là vấn đề vô cùng quan trọng cho bệnh nhân phục hồi sau chấn thương sọ não. Phục hồi sau chấn thương não phải mất một thời gian dài, đồng thời đòi hỏi cần phải cung cấp cho bệnh nhân những dưỡng chất thiết yếu để não bộ phục hồi một cách tối ưu nhất.
Cần bổ sung dưỡng chất nào khi phục hồi sau chấn thương sọ não?
Một số dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung trong quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não là: Nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống của người phục hồi sau chấn thương sọ não là ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao. Protein vốn được sử dụng cho sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa chức năng cho hầu như tất cả mô trong cơ thể và được thiết lập bởi các amino acid. Các amino acid có liên quan mật thiết trong việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh có trong não.
Những thực phẩm tốt cho người phục hồi sau chấn thương sọ não
Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có trong thịt gà nạc, cá, đậu đũa, các loại đậu que, đậu Hà Lan… Có thể chọn các món ăn thanh đạm cháo gạo, đậu phụ hoặc đạm động vật trứng gà, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, cũng như các loại trái cây táo, nước cam quýt, cà chua… Lưu ý cần chế biến thành các món mềm, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh. Đối với người bị hôn mê kéo dài, có thể cho ăn bằng ống qua mũi các món đường, sữa bò, nước cháo, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước rau…
Những loại thực phẩm khác mà bạn cũng nên lưu ý là những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng tố. Một vài loại dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất giúp truyền đi tín hiệu ở não. Choline được tìm thấy nhiều ở trứng, đậu phộng…
Đồng thời cũng nên loại bỏ những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều muối vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ.
Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, quá trình hồi phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề về vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.
Những lưu ý về dinh dưỡng cho người phục hồi sau chấn thương sọ não
Người bị chấn thương sọ não thời gian đầu thường nằm liệt một chỗ hoặc chỉ có thể di chuyển, cử động nhẹ. Chính vì vậy, cần chú ý tới lượng calo trong đồ ăn nạp vào cơ thể phù hợp, vừa đủ sẽ tốt nhất do nhu cầu nạp năng lượng thời gian này thấp hơn bình thường.
Khi bị chấn thương sọ não thường kèm các chứng đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh vì thế thường bị ức chế và căng thẳng. Cần chú ý khi chăm sóc để không khiến bệnh nhân căng thẳng dễ không hợp tác, gây khó hổi phục.
Các trường hợp bị khó ăn uống do liệt cơ hầu họng sẽ phải dùng đến ống xông bởi nếu cố ăn có thể dẫn đến bị sặc, bí thở. Khi sử dụng ống xông để đưa thức ăn cần lưu ý tới lưu lượng, nhiệt độ và tần suất để bệnh nhân không bị khó chịu.
Với những bệnh nhân chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương có lẽ là khoảng thời gian giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần của mình. Vì vậy, nếu việc chăm sóc diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân và gia đình tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì khả năng bình phục của họ sẽ nhanh hơn, và người bệnh có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn.
Bảo Hân