Điều trị chàm da ở nách cho phụ nữ an toàn nhất
Tuy chàm da không nguy hiểm nhưng lại khá bất tiện cho phái đẹp, cảnh báo các vấn đề về sức khỏe cần quan tâm, chú ý. Cùng Hà An Pharmacy làm sáng tỏ các kiến thức cũng như cách điều trị bệnh an toàn hiệu quả.
Định nghĩa chàm da ở nách
Chàm hay tên khoa học là Eczema, còn dân gian hay gọi là chàm thổ đĩa, là một bệnh lý phổ biến ngoài da, khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương da như bong tróc, vảy nến, tấy đỏ, ngứa ngáy hoặc cũng có thể có mụn nước nhỏ li ti,... xuất hiện trên nách, thường tái đi tái lại gây phiền toái trong cuộc sống của phụ nữ.
Theo các bác sĩ thì chàm da ở nách là một tình trạng viêm da dưới dạng mãn tính hoặc cấp tính, xảy ra ở nhiều độ tuổi khác như từ người lớn tuổi cho đến trẻ sơ sinh, ở bài viết này chúng ta sẽ đề cập sâu hơn về điều trị chàm da ở nách cho phụ nữ.
Chàm da ở nách gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ cho chị em phụ nữ
Nguyên nhân bị chàm da ở nách
Để quá trình điều trị được thuận lợi, hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị chàm thì nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, những nguyên nhân thường gặp như:
- Do di truyền: Đây là bệnh có tính di truyền cao, nếu ông bà, cha mẹ bạn có tiền sử bị chàm thì bạn cần phải chủ động đi khám để kịp thời phát hiện và có phương pháp chữa trị.
- Tâm lý bất ổn: Có lẽ nhiều người hơi bất ngờ vì stress không chỉ gây mệt mỏi, suy giảm năng suất lao động mà còn là nguyên nhân gây ra chàm da ở nách.
- Thời tiết thất thường: Thời tiết thay đổi, quá nóng hoặc quá lạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến da tổn thương.
- Dị ứng: Trong cuộc sống hằng ngày, bạn phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây ra dị ứng như không khí ô nhiễm, bụi bẩn, bụi mịn, phấn hoa, lông chó mèo, hoá chất tẩy rửa,... bạn cần phải biết rõ mình bị dị ứng với những gì để tránh xa hoặc có biện pháp bảo vệ mình trước sự phát tán của mầm mống bệnh.
- Các bệnh ngoài da: Những bệnh như nấm, ghẻ,... hay bệnh HIV cũng làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn người khoẻ mạnh.
- Vệ sinh kém: Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn, gây ra sự tích tụ của vi khuẩn lâu ngày dần dần hình thành bệnh chàm ở da.
- Sử dụng thuốc Tây sai cách: Việc lạm dụng các loại thuốc bôi quá liều trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chàm, nên hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý kê đơn, thay đổi liều lượng.
- Sử dụng lăn khử mùi hoặc cạo lông bằng dao: Đa số các lăn khử mùi, thuốc tẩy lông lưu hành ngoài thị trường đều chứa hóa chất tạo mùi không an toàn cho vùng da mỏng ở nách, dễ gây kích ứng da. Và việc cạo lông bằng dao không được vệ sinh, tiệt trùng kỹ rất dễ gây viêm nhiễm, dị ứng, tổn thương vùng da ở nách.
- Trang phục bó sát: Vào mùa nắng nóng nếu diện những bộ trang phục bó sát hoặc quần áo được làm từ chất liệu không thân thiện, lành tính sẽ dễ làm cho chàm da tái phát.
- Ngoài các nguyên nhân trên thì các rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây ra chàm da ở nách.
Lạm dụng thuốc tây, sử dụng quá liều cho phép cũng gây ra bệnh chàm da
Triệu chứng chàm da thường gặp
Cần phân biệt rõ chàm da và các bệnh ngoài da khác để có phương pháp điều trị hiệu quả, hợp lý, những triệu chứng dễ nhận thấy như:
- Tấy đỏ: Vùng da bị chàm thường rất dễ nhận ra vì da sẽ chuyển qua màu đỏ, vảy nến hồng cùng với đó là các triệu chứng ngứa ngáy, bức rức, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Mụn nước li ti: Tuỳ vào cơ địa và mức độ bệnh mà sẽ xuất hiện mụn nước với kích thước và mật độ khác nhau, khi vỡ sẽ chảy dịch ra gây ngứa, đau rát.
- Bong tróc: Hầu hết ai bị chàm cũng đi kèm với bong tróc, vảy nến thành từng mảng rất dễ bị sẹo sau khi hết bệnh.
- Màu sắc vùng da nách đậm hơn: Khi bị chàm da sẽ gây ngứa ngáy nên nhiều người có thói quen dùng tay để gãi, vô tình khiến da dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, lớp da bên ngoài dày hơn, đậm màu hơn những vùng lân cận.
Mụn nước li ti là một trong những triệu chứng của chàm da ở nách
Điều trị chàm da ở nách an toàn, hiệu quả
Tuy lành tính, không lây nhiễm giữa người với người nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây mất ngứa ngáy, đau rát, mất thẩm mỹ và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy cần phải theo dõi và đến bác sĩ để được điều trị hiệu quả, tránh kéo dài gây biến chứng. Có thể kết hợp uống thuốc và bôi ngoài để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Thuốc uống
Sử dụng natri bromid 2-3% để chữa bệnh chàm da ở nách, nếu bị ngứa thì cân nhắc dùng thêm thuốc kháng histamin để không gây ngứa ngáy khó chịu và nhanh lành bệnh hơn.
Thuốc bôi
Khi mới phát hiện bị chàm thì bạn nên sử dụng hồ nước để giảm ngứa, dịu da, sau vài ngày khi xuất hiện các mụn nước thì nên chuyển sang dung dịch Jarish, natri clorid, vioform, thuốc tím. Lưu ý chỉ dùng thuốc mỡ cho chàm mãn tính còn chàm cấp tính thì không được sử dụng vì gây phản ứng mạnh, kéo dài quá trình điều trị.
Thuốc mỡ chỉ thích hợp cho việc điều trị chàm da mãn tính
Chế độ dinh dưỡng cho người bị chàm da
Chàm da ở nách gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ, khó chịu, ngứa ngáy khi thời tiết thay đổi cũng như rất bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tăng cường các loại rau, trái cây để bổ sung vitamin C cho cơ thể, hạn chế các chất béo, chất tanh, thực phẩm gây dị ứng, đường muối và các chất kích thích cũng không được tuỳ tiện dùng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng là một cách giúp rút ngắn quá trình điều trị chàm da ở nách
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho chị em những kiến thức cơ bản về chàm da ở nách cũng như cách điều trị an toàn hiệu quả tại nhà. Chúc mọi người áp dụng thành công, chữa trị hiệu quả bệnh chàm da.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp