Đeo kính cận có bị lồi mắt không?

Lồi mắt là tình trạng nhãn cầu không ở vị trí bình thường mà bị đẩy ra trước do tăng thể tích tổ chức hốc mắt phía sau. Rất nhiều người bị nhầm giữa mắt to và lồi mắt. Dấu hiệu để nhận biết nhanh mắt lồi đó chính là chúng ta sẽ nhìn thấy cả phần lòng trắng phía trên và dưới lòng đen, điều mà ta không thấy ở mắt to. Vậy nguyên nhân lồi mắt là gì? Nhiều người thắc mắc "Đeo kính cận nhiều có bị lồi mắt không?". Cùng Nhà Thuốc Hà An tìm câu trả lời bạn nhé!

Đeo kính cận có bị lồi mắt không? 

Để giải đáp thắc mắc "Đeo kính cận nhiều có bị lồi mắt không?", chúng ta hãy cùng tìm hiểu có những nguyên nhân gây lồi mắt trước nhé. Bởi vì đứng trước một người có hiện tượng lồi mắt, bao giờ các bác sĩ cũng sẽ tìm để loại trừ những nguyên nhân cấp tính, cần can thiệp điều trị trước rồi mới tầm soát tới các nguyên nhân lành tính. Các nguyên nhân gây lồi mắt bao gồm:

Đeo kính cận có bị lồi mắt không 1 Lồi mắt do nhiều nguyên nhân gây ra, không phải chỉ do kính cận
  • Cường giáp (chủ yếu là bệnh Basedow) gây ra lồi mắt: Có rất nhiều người thắc mắc liệu lồi mắt là biểu hiện của bệnh gì? Có lẽ nguyên nhân không thể không nhắc tới đó là cường giáp, đặc biệt là cường giáp do Basedow. Theo thống kê, tỷ lệ cường giáp do Basedow chiếm đến 75% số trường hợp. Đây là một bệnh tự miễn, khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại tuyến giáp. Từ đó tuyến giáp phải hoạt động mạnh hơn nữa để bù đắp lại sự phá hủy của các kháng thể tự miễn dẫn đến cường giáp. Người bệnh bị mắt lồi do cường giáp thường lồi cả 2 mắt kèm theo mắt nóng rát, chảy nước mắt, nặng hơn có thể bị khô và loét giác mạc.
  • Ngoài tuyến giáp, các kháng thể còn tấn công vào vùng quanh mắt một cách thầm lặng khiến bệnh nhân ngoài lồi mắt còn ra còn có thể bị viêm giác mạc, đỏ, phù mắt,...
  • Lồi mắt do viêm: Ngoài hai nguyên nhân lớn kể trên, hiện tượng lồi mắt còn có thể do viêm. Cụ thể như áp xe dưới màng xương quanh mắt, viêm mô các tế bào quanh hốc mắt,... Đây là những nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến các mô quanh mắt, gây phù nề và đẩy nhãn cầu ra trước dẫn đến lồi mắt.
  • Ngoài ra, tình trạng lồi mắt còn có thể do các khối u, u vùng hốc mắt ác tính hoặc lành tính, u di căn,... Mắt lồi có thể gặp sau những chấn thương vùng mắt gây rò động tĩnh mạch cảnh xoang hang, tràn khí hốc mắt,...

Như vậy chúng ta đã thấy không có nguyên nhân nào nói rằng đeo kính cận gây ra lồi mắt. Tuy nhiên, nếu kính cận bị đeo sai cách hoặc không đúng độ cận vẫn có thể gây lồi mắt. Thời gian trôi qua, trục nhãn cầu sẽ ngày càng dài ra làm cho mắt bị đẩy ra phía trước. Dù vậy bạn đừng chủ quan, khi phát hiện bị lồi mắt hãy đi khám ngay để tìm nguyên nhân nhé!

Phương pháp điều trị lồi mắt

Phương pháp chữa bệnh mắt lồi còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân cùng với mức độ lồi mắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong số các bệnh nhân lồi mắt mức độ nhẹ và vừa sẽ có khoảng 30% bệnh nhân hết lồi mắt sau khi được phẫu thuật. Cụ thể, với những bệnh nhân bị lồi mắt do nguyên nhân tuyến giáp, các bác sĩ sẽ điều trị làm nhiều giai đoạn tùy từng trường hợp. Các phương pháp được sử dụng bao gồm:

  • Điều chỉnh lại nồng độ hormone tuyến giáp.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid.
  •  Xạ trị.
  • Phẫu thuật (phẫu thuật để hạ áp lực hốc mắt, phẫu thuật kéo mí mắt, phẫu thuật cơ vùng mắt).
  • Các biện pháp chung gồm: Ngừng hút thuốc, nằm kê cao đầu, nhỏ thuốc mắt, đeo kính râm và tránh tiếp xúc với khói bụi.
Đeo kính cận có bị lồi mắt không 2 Đeo kính cận có bị lồi mắt không?

Còn đối với các nguyên nhân khác, các bác sĩ sẽ dựa vào căn nguyên để đưa ra các phương pháp thích hợp nhất cho người bệnh của mình. Theo đó, với nguyên nhân nhiễm trùng, các bác sĩ nhãn khoa sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị vấn đề nhiễm trùng hoặc làm thủ thuật giải quyết áp xe. Trong trường hợp do u, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Chế độ ăn uống cho người đeo kính bị lồi mắt

Chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần trong việc tăng cường thể trạng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý nói chung và các bệnh liên quan lồi mắt nói riêng. Do đó, để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.

Người bị lồi mắt cần bổ sung vào bữa ăn chính cũng như bữa phụ hàng ngày bằng các thực phẩm tốt cho đôi mắt. Theo khuyến nghị của các chuyên gia đầu ngành, vitamin A, vitamin C, Beta-caroten, Lutein và Selenium là dinh dưỡng cần thiết cho mắt. Vì vậy mà người bệnh cần được bổ sung những chất này vào chế độ ăn uống. 

Cụ thể, các thực phẩm mà người bị lồi mắt nên ăn như sau:

  • Nhóm các thực phẩm giàu vitamin A gồm: Gan động vật, các loại sữa, trứng,...
  • Những thực phẩm giàu Beta-caroten (vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A) gồm: Các loại rau củ màu vàng như đu đủ, cà rốt,...
  •  Những loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải, rau ngót, súp lơ xanh,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C như những loại trái cây có múi: Cam, bưởi, quýt sẽ giúp tăng thị lực cũng như giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
  • Những thực phẩm giàu vitamin E như dầu đậu phộng, dầu đậu nành, hạt dưa, hạt bí,... Vitamin E có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt.
  • Nhóm các thực phẩm giàu Lutein: Cải bó xôi, bắp, trứng,... Chúng sẽ có tác dụng bảo vệ võng mạc của bạn.
  • Thực phẩm giàu Selenium gồm có: Các loại hải sản, thịt, trứng, gan, tim cật,...
Đeo kính cận có bị lồi mắt không  3 Việc luyện tập mắt cũng quan trọng không kém việc tập thể dục hàng ngày

Ngoài ra người bệnh cần tránh xa những thực phẩm có hại cho mắt như thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, đồ ngọt hay thực phẩm chiên rán.

Làm sao để không bị lồi mắt khi đeo kính?

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị cũng như có chế độ ăn phù hợp thì người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề cơ bản sau để hạn chế lồi mắt tăng lên:

  • Tránh để tình trạng mắt bị khô bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo và sử dụng các thuốc bổ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đeo kính đúng cách, đúng độ cận, không để bị phụ thuộc vào kính.
  • Không học tập và làm việc một thời gian dài trong môi trường thiếu ánh sáng.
  • Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi cho cơ thể nói chung và đôi mắt nói riêng một cách hợp lý.
Đeo kính cận có bị lồi mắt không  4 Đảm bảo thời gian thư giãn cho mắt bạn nhé!

Qua bài viết có lẽ chúng ta cũng đã giải đáp được thắc mắc liệu đeo kính cận có bị lồi mắt không đồng thời cũng biết được các bệnh nào gây ra lồi mắt. Hy vọng chúng ta sẽ có thêm các kiến thức để bảo vệ đôi mắt cũng như biết được khi nào cần đến gặp bác sĩ để thăm khám sức khỏe giúp phát hiện các bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt để điều trị kịp thời.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo