Đau mắt đỏ tra thuốc gì nhanh khỏi nhất

Đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra. Đa số tự khỏi sau 5-7 ngày, tuy nhiên đau mắt đỏ tra thuốc gì để nhanh khỏi thì bạn nên tìm hiểu kỹ để có cách xử lý và không để lại biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Trước khi tìm hiểu đau mắt đỏ tra thuốc gì, bạn nên nắm rõ những biểu hiện của bệnh. Đau mắt đỏ biểu hiện dễ nhận biết chính là mắt bị đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt còn lại, khó chịu ở mắt nhiều hơn, cảm thấy cộm như có cát trong mắt, buổi sáng ngủ dậy hai mắt dính chặt do nhiều dử (màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh). Mi mắt sưng nề, đau nhức, chảy nước mắt.

Đau mắt đỏ tra thuốc gì nhanh khỏi nhất 1Đau mắt đỏ biểu hiện dễ nhận biết chính là mắt bị đỏ và có ghèn.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể người bệnh có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Ban đầu vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng mắt có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc dẫn đến mờ mắt, mù mắt…

Đau mắt đỏ tra thuốc gì nhanh khỏi nhất

Đau mắt đỏ do lây nhiễm virus gây ra đều không có thuốc điều trị đặc hiệu. Đại đa số bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt mỗi ngày thì sau 7-10 ngày là khỏi mà không phải dùng thêm loại thuốc nào.

vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ sẽ đẩy bớt lượng vi rút ra ngoài, làm sạch dử mắt thì nhỏ thuốc sẽ nhanh khỏi hơn. Cần tra nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) thường xuyên ngày 6-7 lần hoặc nhỏ nước mắt nhân tạo, dinh dưỡng giác mạc như: Sanlein, acid amin Taurin, CB2,... Nhà nào có người bị đau mắt đỏ thì cả gia đình đều nên nhỏ mắt thường xuyên ngày 4-5 lần để phòng ngừa. Bằng cách, hãy nghiêng đầu qua một bên nhỏ liên tục 2-3 giọt, chớp mắt để dịch trong mắt trôi ra ngoài theo đuôi mắt và làm như thế với bên mắt còn lại.

Đau mắt đỏ tra thuốc gì nhanh khỏi nhất 2Vệ sinh mắt bằng dung dịch NaCl 0,9%, Sanlein, acid amin Taurin, CB2...

Chú ý, nguyên tắc là rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Khi rửa, cần dùng gạc (bông sạch) hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt dính vào các đồ đạc trong phòng. Rửa sạch hai mắt xong, dùng gạc sạch lau khô dử mắt và hãy đi rửa tay xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc. Mỗi người dùng một chai tra mắt riêng biệt chứ không nên dùng chung với nhau.

Nếu mắt viêm sưng nhiều có thể sử dụng Tobramycin (Tobrex, Tobrin…), Oflocaxin (Oflovid, Quinovid…), Neomyxin… nhỏ ngày 5-6 lần, trong 3-5 ngày tới khi giảm hẳn viêm sưng thì dùng nước muối sinh lý nhỏ mỗi ngày. Đây là các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, nên dùng trong trường hợp mắt viêm sưng không dùng trong các trường hợp nhỏ mắt thường ngày.

Tuyệt đối không được nhỏ thuốc có Corticol cho người bệnh.

Đau mắt đỏ tra thuốc gì nhanh khỏi nhất 3Thuốc tra mắt Tobrex hay được sử dụng trong trường hợp mắt bị viêm sưng.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Khi bị đau mắt đỏ, cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giúp cho bệnh nhân giảm mệt mỏi, ít bị mất sức, ăn uống tốt hơn và mau hết bệnh hơn, không có chiều hướng nặng lên và giảm nguy cơ bị các biến chứng của bệnh. Tăng sức đề kháng là bước đầu tiên cần làm trước khi thực hiện bước đau mắt đỏ tra thuốc gì cho nhanh khỏi.

Cần nhớ:

Thuốc tra mắt theo chỉ định chỉ có tác dụng phòng bội nhiễm, không có tác dụng chữa bệnh. Nếu thấy diễn biến nặng lên hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn đau mắt đỏ tra thuốc gì.

Hường



Chat with Zalo