Đau khớp ngón tay cái sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh xương khớp tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng cảm giác đau nhức kéo dài rất khó chịu sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Phụ nữ sau sinh tâm trạng lẫn thể trạng vốn nhạy cảm, việc đau khớp ngón tay cái sau sinh sẽ càng khiến chị em cảm thấy vấn đề thêm nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa trị an toàn, hiệu quả tình trạng đau khớp ngón tay cái.

Đau khớp ngón tay cái sau sinh có nguy hiểm?

Người bị đau khớp ngón tay sau sinh là khi cảm thấy khớp chi tay có biểu hiện đau, kèm theo sưng và nóng sốt tại chỗ. Cơn đau này có thể xuất hiện do nguyên nhân chấn thương hoặc có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác gây nên.

Chúng ta đều biết, phụ nữ sau thai kỳ thường sức đề kháng bị suy giảm do bị mất máu nhiều khi sinh (kể cả đẻ mổ). Cơ thể yếu ớt là cơ hội để các bệnh lý trong cơ thể có điều kiện phát triển, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thất thường sau sinh vì bận rộn với con nhỏ cũng khiến các khớp tay dễ bị tổn thương hơn.

Đau khớp ngón tay cái sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 1 Bệnh xương khớp gây cảm giác đau nhức kéo dài rất khó chịu.

Theo các bác sĩ kinh nghiệm, bệnh lý đau khớp ngón tay cái sau sau sinh có mức độ nguy hiểm cao, nhất là khi bệnh nhân có điều hướng điều trị muộn. Một số biến chứng có thể xảy ra khi chị em không tiến hành chữa trị sớm:

  • Tê bì tay – vai: Đây là biến chứng dễ xuất hiện nhất với bệnh nhân đau khớp bởi khi khớp bị đau sẽ kéo theo viêm và sưng tại chỗ, mạch máu bị chèn ép, lưu thông máu kém. Tình trạng viêm nếu không giảm sẽ khiến tổ chức mô mềm tại đây có nguy cơ bị hoại tử.
  • Khớp liền thành một: Khớp khi bị đau sẽ ý thức “lười” vận động bàn tay cho bệnh nhân, lâu dần khớp bị liền thành một, nghĩa là không thể co hoặc duỗi như người bình thường. Bệnh nhân cần chú ý tránh để xảy ra biến chứng này.
  • Teo cơ bàn tay: Khi bàn tay không vận động, cùng với các khớp là tổ chức cơ cũng bị teo dần.
  • Đứt dây chằng: Trường hợp nguyên nhân gây đau khớp ngón tay sau sinh do viêm tại tổ chức dây chằng sẽ dễ đưa đến tình trạng đứt khi vận động. Việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc.
  • Đau theo mùa: Biến chứng này bệnh nhân sẽ gặp suốt quãng thời gian sau đó. Điển hình như khi thay đổi thời tiết hoặc trời chuyển lạnh, các khớp sẽ đau, gây khó chịu cho người bệnh.

Như vậy, đau khớp ngón tay cái sau sinh là bệnh lý nguy hiểm. Tùy thuộc vào nhóm nguyên nhân gây ra và khả năng xử lý của người bệnh mà mức độ của bệnh sẽ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người.

Nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp 

Khi phụ nữ sau sinh gặp vấn đề về đau khớp ngón tay, đặc biệt là đau khớp ngón tay cái chính là dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh biết hệ xương khớp đang có vấn đề về sức khỏe.

Đau khớp ngón tay cái sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 2 Đau khớp ngón tay cái sau sau sinh có mức độ nguy hiểm cao, nhất là khi bệnh nhân có điều hướng điều trị muộn.

Nguyên nhân đau khớp ngón tay cái sau sinh

  • Thoái hóa khớp ngón tay: Đa số chị em đau khớp ngón tay sau sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân thoái hóa trước và trong sinh. Bệnh nhân đã có bệnh lý thoái hóa trước khi mang thai và sinh con, khi hệ thống miễn dịch suy giảm, cộng với việc thay đổi dòng máu sẽ khiến bệnh biểu hiện nặng hơn. Chính vì thế, bệnh nhân nếu có tiền sử thoái hóa thì sau khi sinh cần có biện pháp phòng ngừa đúng cách.
  • Loãng xương sau sinh: Sau sinh nở, cấu trúc xương khớp của phụ nữ có nhiều thay đổi, suy yếu đi cũng như dễ mắc các bệnh lý liên quan, bao gồm cả đau khớp ngón tay sau sinh.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay sau sinh do hệ miễn dịch suy giảm và vi khuẩn cơ hội dễ xâm nhập và phát triển.
  • Đứt dây chằng: Đứt dây chằng do vận động hoặc tiền sử cũng được xác định là một trong số nguyên nhân gây bệnh.
  • Chấn thương do hoạt động hàng ngày: Chị em sau sinh có chế độ sinh hoặc khác thường, nhiều người không được nghỉ ngơi mà phải làm việc nhiều dẫn tới tình trạng viêm hoặc đau nhức. Trường hợp này nếu được nghỉ ngơi hợp lý sẽ rất nhanh hồi phục.
  • Chế độ ăn thiếu chất: Chế độ ăn thiếu chất khiến cơ thể không có nguyên liệu để xây dựng tổ chức xương khớp. Từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc và khiến tình trạng đau thường xuyên xuất hiện.
  • Thực hiện động tác khiến tắc nghẽn máu đến khớp tay: Người bệnh có tư thế nằm hoặc phải thường xuyên phải bồng bế trẻ sẽ dễ làm hạn chế dòng máu lưu thông đến các chi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp ngón tay.

Triệu chứng của bệnh đau khớp ngón tay cái sau sinh

Đau khớp ngón tay cái sau sinh có nhiều triệu chứng, được chia thành nhiều giai đoạn nặng nhẹ khác nhau:

  • Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân có biểu hiện đau nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến vận động tại chi.
  • Giai đoạn vừa: Biểu hiện của người bệnh bắt đầu tiến triển mạnh hơn, mức độ đau tăng dần, kèm theo sưng và nóng tại khớp. Người bệnh cũng bắt đầu bị hạn chế cử động co kéo và tê bì ở tay.
  • Giai đoạn nặng: Mức độ đau dữ dội, kèm theo sốt hoặc mất vận động hoàn toàn. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm đã nêu trên nếu không được xử lý sớm.
Đau khớp ngón tay cái sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 3 Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán và điều trị đau các khớp ngón tay sau sinh

Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các bước điều trị theo phác đồ của bệnh viện và bộ y tế. Cần phải xác định rõ, để tránh làm gia tăng nguy cơ biến chứng, người bệnh phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo mọi biểu hiện bất thường khi gặp phải.

Chẩn đoán đau đốt ngón tay cái

Đau ngón tay cái có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào các triệu chứng của người bệnh. Các phương pháp chẩn đoán đau đốt ngón tay cái phổ biến bao gồm:

  • Chụp X-quang;
  • Kiểm tra hội chứng ống cổ tay, bao gồm dấu hiệu Tinel (kiểm tra thần kinh) và kiểm tra hoạt động thần kinh điện tử;
  • Siêu âm để xem các dây thần kinh bị viêm hoặc phì đại;
  • Chụp MRI để xem giải phẫu cổ tay và khớp.

Điều trị đau khớp ngón tay cái

Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bạn đang bị đau do chấn thương mô mềm, hoạt động hay duỗi quá mức ngón tay cái mỗi ngày thì hãy cân nhắc để ngón tay cái nghỉ ngơi. Bạn có thể chườm đá vào chỗ đau nếu thấy sưng.

Nếu đang điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc mất khả năng cầm nắm, bạn có thể được chỉ định đeo nẹp vào ban đêm để ổn định các dây thần kinh bị nén ở cổ tay.

Thuốc uống không kê đơn cho bệnh đau khớp bao gồm NSAID, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin); naproxen (Aleve) hoặc acetaminophin (Tylenol).

Điều trị y tế

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà cho cơn đau ngón tay cái của bạn không hiệu quả thì cần phải đến cơ sở y tế để điều trị. Các phương pháp điều trị đau khớp ngón tay cái bao gồm:

  • Vật lý trị liệu;
  • Tiêm steroid khớp;
  • Thuốc giảm đau tại chỗ;
  • Thuốc giảm đau theo toa;
  • Phẫu thuật để sửa chữa một gân hoặc khớp bị hư hỏng.
Đau khớp ngón tay cái sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 4 Người bệnh phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, đau ở ngón tay cái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân có thể được điều trị tại nhà, nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong khi chờ vết thương lành lại. Các nguyên nhân khác, chẳng hạn như viêm khớp và hội chứng ống cổ tay, có thể cần điều trị y tế. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị đau tái phát ở bất kỳ phần nào của ngón tay cái.

Phòng ngừa bị đau khớp ngón tay sau khi sinh

Để phòng ngừa bệnh đau khớp ngón tay sau sinh, chị em nên lưu ý:

  • Khám sức khỏe trước – trong – sau thai kỳ để xác định nguy cơ mắc bệnh. Ở những người có tiền sử bệnh xương khớp cần đặc biệt được quan tâm sau thời gian mang thai để tránh biến chứng khác thường.
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh, nhằm mục đích tăng sức đề kháng và cung cấp thêm nguyên liệu để tái tạo hệ xương khớp. Đây là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh.
  • Người nhà nên chia sẻ công việc cùng chị em để giảm áp lực cũng như đối tượng này được nghỉ ngơi nhiều hơn. Như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe xương khớp và giảm các tình trạng tổn thương thực thể.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh dành thời gian thực hiện các bài tập thể thao, mức độ nhẹ nhàng để cơ xương khớp làm quen dần với mức độ vận động thường ngày. Bên cạnh đó cũng kiểm soát được trọng lượng cơ thể và giảm áp lực mà hệ xương khớp phải chịu.
  • Luôn duy trì suy nghĩ tích cực, tránh các cảm xúc và hành động tiêu cực mà ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Quan hệ tình dục với cường độ phù hợp sau sinh cũng là yếu tố giúp điều hòa nội tiết tố, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo