Đau khớp gối khi gập chân là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trong cuộc sống hàng này, hiện tượng đau khớp gối xảy ra khá phổ biến nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua. Đến khi, cơn đau ngày càng tăng mới bắt đầu lo lắng. Nguyên nhân thường là do chấn thương trong khi chơi thể thao, lao động hoặc giữ nâng vật ở tư thế không đúng… Hoặc có thể do vấn đề bệnh xương khớp.

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi gập chân

Khớp gối có cấu tạo phức tạp và là nơi đảm nhận nhiệm vụ quan trọng như giúp nâng đỡ cơ thể thẳng đứng, nâng cao và hạ thấp cơ thể, giúp chân gập – duỗi và vận động linh hoạt. Bên cạnh đó, khớp gối cũng cho phép cơ thể thực hiện các hoạt động xoắn chân, giảm xóc và đẩy cơ thể về phía trước.

Đau khớp gối khi gập chân là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1 Hiện tượng đau khớp gối khi gập chân hoặc duỗi chân xảy ra khá phổ biến nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua.

Chính vì thế, khớp gối rất dễ bị tổn thương khi có yếu tố tác động. Khi đó, khớp gối có biểu hiện đau nhức, đặc biệt là khi đau khi gập duỗi chân.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp: 

Chấn thương khớp gối, cơ bắp hoặc dây chằng

Nguyên nhân đầu tiên khiến khi gập duỗi khớp gối bị đau là bị chấn thương nơi khớp gối hoặc các cơ và dây chằng hỗ trợ khớp. Việc dây chằng bị chấn thương, bong gân, căng cơ, rách sụn và các chấn thương khác ở xương đầu gối đều sẽ gây ra cơn đau tùy mức độ tổn thương khi bệnh nhân thực hiện động tác gập duỗi thẳng chân. Khi bị chấn thương, người bệnh cần sớm tiến hành điều dứt điểm để tránh di chứng về sau, nhất là bị mất khả năng vận động.

Giữ tư thế sai cách

Nhiều người không chú ý đến tư thế nhưng sự thật là tư thế cơ thể rất quan trọng để vận động khỏe mạnh và bảo vệ khớp. Các tư thế cơ thể không đúng cách nếu thành thói quen, lại được giữ trong thời gian dài dễ khiến khớp gối bị ảnh hưởng, cơ và dây chằng bị đau, dần dần tiến triển dẫn đến đau đầu gối.

Bệnh lý về xương khớp

Các rối loạn khớp như viêm khớp, phổ biến nhất là viêm xương khớp do sự hao mòn quá mức của khớp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp gối. Viêm khớp dạng thấp, là một dạng tự miễn và các dạng viêm khớp khác ảnh hưởng đến khớp gối, cũng có thể khiến đầu gối bị đau nhức khi vận động hoặc ngay cả lúc nghỉ ngơi.

Ngoài ra, người bị nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng khác trong cơ thể cũng có thể khiến khớp gối bị đau. Tuy nhiên, để nhận ra nhiễm trùng khớp thì bệnh nhân thường ngoài đau còn xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, sưng, đỏ và ấm khớp.

Các tình trạng khác cũng có thể góp phần gây đau khớp gối phải kể đến như bị đau xương bánh chè, đau đầu gối.

Đau khớp gối khi gập chân là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2 Cần đi khám sớm khi khớp gối bị đau nhiều ngày không khỏi dù bạn thực hiện một số biện pháp hỗ trợ.

Thừa cân, béo phì

Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở người béo phì thường cao hơn do khớp gối phải gánh trọng lượng lớn của cơ thể nên chịu áp lực rất lớn. Dần dần, lớp sụn chêm bị bào mòn dẫn đến hiện tượng khớp gối bị đau nhức mỗi khi di chuyển hay gập duỗi chân.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng có tác động đến sức khỏe xương khớp nói chung, khớp gối nói riêng. Dinh dưỡng thiếu cân bằng, stress kéo dài, nghiện bia rượu, thuốc lá,… đều có thể khiến khớp gối bị đau bất cứ lúc nào.

Bệnh nhân đau khớp gối thường sẽ bị hạn chế khả năng vận động, di chuyển. Nếu không có cách chữa đau khớp gối kịp thời thì sẽ chuyển sang mãn tính, dần dần dẫn tới viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối,… trầm trọng hơn có thể gây biến dạng đầu gối, thậm chí là tàn phế.

Chẩn đoán đau khớp gối

Cần đi khám sớm khi khớp gối bị đau nhiều ngày không khỏi dù bạn thực hiện một số biện pháp như xoa bóp, chườm nóng/lạnh, vật lý trị liệu,... 

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra vị trí cơn đau, đặc điểm và thời gian đau, các triệu chứng liên quan để chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp gối khi gập duỗi chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được kiểm tra thể chất và xét nghiệm hình ảnh để rõ hơn về bệnh.

  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân co duỗi đầu gối, đứng bằng một chân, đi lại, đứng lên từ tư thế ngồi trên ghế và ngồi xổm. Tất cả những động tác này sẽ giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá sự mất ổn định của đầu gối, khả năng vận động, tính linh hoạt và sức cơ… Từ đó chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơ đau.
  • Kiểm tra hình ảnh: Ngoài kiểm tra thể chất, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau nếu cần thiết cho việc tìm nguyên nhân và điều trị:
    • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các vấn đề ở xương như thoái hóa khớp, gai xương, gãy xương, trật khớp gối…
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Mục đích là để kiểm tra các tổn thương ở cơ, dây chằng, sụn, dây thần kinh, mạch máu và cấu trúc sâu bên trong của ổ khớp.
    • Chụp cắt lớp vi tính CT: Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh của khớp gối với nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện các tổn thương cũng dễ dàng hơn.
    • Siêu âm khớp gối: Chỉ định này được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra mô mềm và những vấn đề bên trong đầu gối.
Đau khớp gối khi gập chân là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3 Vật lý trị liệu là biện pháp áp dụng phổ biến khi một người bị đau khớp gối, đặc biệt khi co duỗi chân.

Điều trị đau khớp gối 

Có nhiều nguyên nhân khiến khớp gối bị đau nhức, tùy tần suất và mức độ nghiêm trọng khác nhau mà áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng nếu tình trạng đau nghiêm trọng hơn thì tốt nhất là sớm tiến hành điều trị y tế.

Biện pháp chăm sóc và giảm đau

Đau khớp gối khi gập, duỗi chân sẽ giảm nhiều khi bệnh nhân áp dụng các biện pháp chăm sóc và giảm đau sau:

  • Nghỉ ngơi: Đây là điều đầu tiên cần thực hiện khi có biểu hiện của đau đầu gối. Cho cơ thể, khớp gối được nghỉ ngơi, thư giãn, không cố tiếp tục co duỗi đầu gối. Thời gian này sẽ giúp đầu gối tự chữa lành, giảm đau, hạn chế tổn thương tiến triển.
  • Chườm lạnh: Khi đầu gối do chấn thương thì phương pháp chườm lạnh rất hiệu quả vì có thể xoa dịu những tổn thương bên trong, giảm đau nhức, viêm và sưng khớp. Việc chườm lạnh cần tiến hành từ 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. Không nên dùng đá để chườm trực tiếp mà hãy bọc đá lạnh trong khăn bông.
  • Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng làm dịu nhanh cơn đau, giảm viêm, giảm cứng khớp, kích thích lưu thông máu giúp đầu gối hoạt động trơn tru hơn. Tương tự chườm lạnh, việc chườm nóng có thể thực hiện từ 3 – 4 lần, mỗi lần tối đa 20 phút.
  • Sử dụng nẹp: Dùng nẹp ổn định đầu gối, hạn chế các hoạt động làm tổn thương khớp, giảm đau và tạo thời gian giúp khớp gối tự chữa lành. Biện pháp này nên tiến hành khi bác sĩ yêu cầu. 
  • Vận động nhẹ nhàng: Nhiều người không vận động khi khớp gối bị đau. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi cơn đau vừa bắt đầu, khớp gối cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi cơn đau đã thuyên giảm, bệnh nhân vận động, đi lại nhẹ nhàng để vận động. Đừng xem thường biện pháp vì nó có thể giúp phòng ngừa tình trạng cứng khớp, hạn chế kích hoạt cơn đau, giữ tính linh hoạt và tầm vận động cho người bệnh.
  • Xoa bóp: Nếu đau khớp gối khi gập chân không liên quan đến sai lệch cấu trúc khớp, bệnh nhân có thể tiến hành xoa bóp khớp gối để cải thiện triệu chứng. Xoa bóp sẽ giúp máu huyết lưu thông, giảm đau, hạn chế cứng khớp và tăng tầm vận động cho khớp gối. 
Đau khớp gối khi gập chân là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 4 Khi cơn đau khớp gối đã thuyên giảm, bệnh nhân nên vận động, đi lại nhẹ nhàng để vận động cho khớp gối.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp áp dụng phổ biến khi một người bị đau khớp gối, đặc biệt khi co duỗi chân. Trong khi điều trị, các chuyên gia hỗ trợ sẽ thực hiện các kỹ thuật giảm đau, bài tập kéo giãn để phục hồi chức năng, tính ổn định và hoạt động ở đầu gối.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được hướng dẫn các biện pháp/ bài tập hỗ trợ khớp khớp, ngăn tình trạng tổn thương hoặc kích hoạt cơn đau trong tương lai.

Sử dụng thuốc

Phương pháp điều trị dùng thuốc sẽ được chỉ định đối với những bệnh nhân thường xuyên bị đau khớp gối khi co duỗi, đau kéo dài hoặc nghiêm trọng. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cho những trường hợp đau khớp gối liên quan đến viêm. 

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sẽ tiến hành tiêm Steroid cho bệnh nhân không có phản hồi tốt với các loại thuốc viên. 

Ngoài ra, phẫu thuật cũng được áp dụng trong điều khi đau khớp gối do chấn thương nghiêm trọng hoặc bệnh lý nặng (gãy xương, đứt dây chằng, trật khớp gối, hư khớp do viêm khớp tiến triển…). Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phẫu thuật nào cho khớp gối. Sau phẫu thuật điều trị, bệnh nhân sẽ phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp.

Đau khớp gối khi gập chân là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 5 Chườm nóng/lạnh rất hiệu quả trong giảm sưng, viêm cho khớp gối.

Khớp gối đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động thường ngày. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đến gặp các chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chế độ ăn uống và vận động hàng ngày phù hợp để mang lại sức khỏe cho cơ thể lẫn xương khớp.

Xem thêm: Bị đau khớp gối uống canxi được không?

 

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo