Dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ và cách phòng tránh

Khi chúng ta chạy bộ dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè có thể khiến cho cơ thể chúng ta khó chịu vì đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, nắng nóng cũng sẽ khiến bạn bị mất nước, mất cân nhiệt dẫn tới tình trạng bị sốc nhiệt. Vì thế, các bạn cần chú ý hơn về các dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ và cách phòng tránh để có thể đảm bảo sức khỏe của mình khi phải chạy bộ hay tập luyện vào mùa hè.

Sốc nhiệt, say nắng là gì?

Sốc nhiệt hay có tên gọi khác là say nắng, cảm nắng là tình trạng nhiệt độ của cơ thể bị tăng lên quá cao, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và các mô. Sốc nhiệt sẽ trở nên nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể chạm mức 40 độ C (tương đương 104 độ F).

Nhiệt độ cơ thể chạm mức 40 độ C khi bị sốc nhiệt Nhiệt độ cơ thể chạm mức 40 độ C khi bị sốc nhiệt

Khi bị sốc nhiệt, nhẹ thì khiến cơ thể mất định hướng, rối loạn tri giác, nặng thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiều kết quả thống kê gần đây cho thấy sốc nhiệt là nguyên nhân sốc nhiệt hàng đầu gây tử vong cho người hay tập luyện thể thao quá sức.

Những dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ

Dấu hiệu đầu tiên của việc sốc nhiệt khi chạy bộ là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ cơ thể tăng dần, tăng dần đến khi không giải phóng được nữa sẽ khiến người bệnh kiệt sức và ngất xỉu.

Chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ Chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ

Những người chạy bộ cũng nên hết sức cẩn thận nếu có các biểu hiện khác của sốc nhiệt như: Chóng mặt và choáng váng, đau đầu, da đỏ, nóng và khô, cơ bị yếu hoặc chuột rút, nhịp tim nhanh; thở nhanh, thở nông, buồn nôn. Nếu nặng hơn, có thể người chạy bộ sẽ bị nhầm lẫn, mất phương hướng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê và có nguy cơ tử vong.

Cách sơ cứu nếu bị sốc nhiệt khi chạy bộ

Nếu phát hiện người bị sốc nhiệt, việc các bạn cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Sau đây là 7 bước sơ cứu cho người bị say nắng, sốc nhiệt khi chạy bộ:

  • Di chuyển người bệnh vào chỗ mát mẻ, thoáng khí.
  • Cởi bỏ bớt và nới lỏng quần áo.
  •  Dùng các phương pháp hạ nhiệt như phun hoặc lau nước mát.
  • Đắp khăn ướp lạnh vào: Nách, bẹn, khủy, cổ. Nếu có thể hãy ngâm cả bàn tay và cẳng tay vào nước mát.
  • Cho bệnh nhân uống nước nhạt có pha ít muối.
  • Nếu sau tầm 1 giờ thân nhiệt đã hạ xuống tới 39 độ C thì người bệnh sẽ ổn.
  •  Gọi xe cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

Cách phòng tránh sốc nhiệt khi chạy bộ vào mùa hè

Các bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được sốc nhiệt với 5 cách như sau:

Dậy sớm hoặc chạy muộn hơn

Nếu như các bạn là người có thói quen chạy bộ sau bữa trưa thì bạn nên thay đổi thời gian biểu của mình khi đến mùa hè. Nhiệt độ cao nhất trong ngày thường từ sáng muộn cho đến tận buổi chiều muộn.

Nên chạy bộ sớm hoặc muộn hơn vào mùa hè Nên chạy bộ sớm hoặc muộn hơn vào mùa hè

 Vì thế, hãy tránh việc tập chạy bộ ngoài trời trong khoảng thời gian có ánh nắng gắt này. Cách tốt hơn là bạn sẽ dậy sớm hơn và chạy bộ lúc sáng sớm hoặc chạy bộ sau giờ làm việc vào buổi chiều. Nếu bạn bắt buộc phải chạy vào lúc nắng gắt thì hãy chọn những địa điểm có nhiều bóng râm để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu.

Mặc đồ chống nắng

Hãy bôi kem chống nắng trước khi chạy bộ và nhớ trang bị mũ, kính râm, găng bọc tay hoặc áo dài tay… để bảo vệ làn da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Như vậy, giúp các bạn tránh được bệnh ung thư da và cũng tránh được tình trạng sốc nhiệt.

Tập những bài tập nhẹ nhàng hơn

Khi nhiệt độ vào mùa hè quá cao, bạn cũng nên chọn các bài tập nhẹ nhàng hơn để giảm tốc độ xuống hoặc nên tập ít lại. Đối với việc chạy bộ cũng vậy, bạn cần chú ý cơ thể và điều chỉnh tốc độ hợp lý, không để mất nước, mất sức hoặc sốc nhiệt do gắng sức.

Uống đủ nước

Uống đủ lượng nước cho cơ thể trong khi chạy bộ là một điều hết sức quan trọng cần phải nhớ ngay cả trong điều kiện nhiệt độ không quá cao. Các bạn hãy chú ý uống nước đều, trước, trong và sau khi chạy bộ. Ngoài nước bình thường ra, bạn cũng nên bổ sung thêm nước uống thể thao, nước điện giải để nạp thêm lượng muối khoáng cho cơ thể.

Chú ý uống nước đều trước, trong và sau khi chạy bộ Chú ý uống nước đều trước, trong và sau khi chạy bộ

Khi ở những nơi bạn chạy bộ không có sẵn nước, hãy mang theo nước cho bản thân tránh trình trạng cơ thể bị thiếu nước. Thêm một điều chú ý là không được uống quá nhiều nước trong một lúc nếu không sẽ bị tác dụng ngược.

Rủ bạn chạy cùng

Khi chạy bộ vào mùa hè, các bạn có thể rủ thêm bạn cùng chạy, để phòng ngừa việc một trong các bạn bị sốc nhiệt. Nếu không có bạn để chạy cùng, hãy chạy bộ ở nơi có người xung quanh để đề phòng trường hợp bạn gặp trục trặc về sức khỏe.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, cách sơ cứu cũng như cách phòng tránh sốc nhiệt. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt hơn.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo