Dấu hiệu nhận biết tình trạng xuất huyết mắt
Tình trạng xuất huyết mắt xảy ra khi có một mạch máu nhỏ vỡ ngay dưới lòng trắng. Bạn có thể không nhận ra biểu hiện này cho đến khi soi gương và nhìn thấy lòng trắng có màu đỏ tươi. Trường hợp thường làm mọi người lo lắng và tìm cách khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng phù hợp vì có thể ảnh hưởng đến thị lực. Vậy để biết xuất huyết mắt là gì và dấu hiệu như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Dấu hiệu của xuất huyết mắt có dễ nhận biết?
Kết mạc là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu. Và trong lớp kết mạc này có nhiều sợi thần kinh và mạch máu nhỏ, rất khó quan sát bằng mắt thường. Để nhìn thấy được, thì mạch máu phải giãn nở ra, lúc này thì mắt bị viêm nhiễm.
Xuất huyết mắt hay còn được gọi là xuất huyết dưới kết mạc. Tình trạng này xảy ra khi một hay một vài mạch máu nhỏ ngay dưới lòng mắt bị vỡ ra. Có thể nhìn thấy màu đỏ tươi ở lòng trắng do máu không thể hấp thụ ngay được nên máu bị giữ lại dưới bề mặt trong suốt này. Máu sẽ không chảy thành dòng hay nhỏ giọt ra ngoài mà len vào khoảng không giữa kết mạc và củng mạc tạo nên các vết đỏ loang trong mắt.
Lượng máu chảy ra do xuất huyết thường rất nhỏ, tối đa chỉ 2ml nên thường không gây ảnh hưởng thay đổi thị lực, không tiết dịch ở mắt hoặc đau mắt, khó chịu hay viêm,... Người bệnh có thể cảm thấy hơi cộm trên bề mặt nhãn cầu hoặc vô tình nhìn vào gương hay người đối diện nhìn thấy. Tuy nhiên, nếu mạch máu nhỏ bị viêm thì người bị có thể cảm giác cộm nhẹ, hơi đau nhói ở bên mắt bị xuất huyết nhưng thường không nghiêm trọng.
Thông thường, thời gian chỉ trong khoảng 24 giờ, vùng xuất huyết sẽ được hấp thụ từ từ nên dần thu nhỏ và giảm màu sắc. Do đó, lúc này màu đỏ sẽ chuyển sang màu vàng cam, vàng nhạt rồi biến mất hoàn toàn, trả lại cho kết mạc màu trắng hoặc hơi đục.
Hầu hết các trường hợp chẩn đoán mắt bị xuất huyết dựa vào triệu chứng lâm sàng này. Nếu để phát hiện những bệnh lý khác có thể thăm khám bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết mắt
Mắt bị xuất huyết do nhiều nguyên nhân tác động. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể tác động làm mắt bị xuất huyết:
- Chấn thương mắt: Những chấn thương dù nhẹ hoặc tay dụi mắt cũng có thể làm vỡ mạch máu. Tác động càng mạnh, thì mạch máu vỡ càng nhiều, tình trạng xuất huyết càng tăng.
- Bệnh rối loạn đông máu: Thiếu hụt yếu tố chống đông máu dẫn đến quá trình đông máu bị rối loạn. Một số bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu trong điều trị tim mạch cũng gây nên tác động.
- Chấn thương vùng đầu mặt: Có thể không tác động trực tiếp đến mắt nhưng có thể sẽ gây xuất huyết do lưu thông máu bị ảnh hưởng và gián đoạn.
- Bệnh tăng huyết áp: Cao huyết áp khiến áp lực máu tác động lên thành mạch lớn hơn. Đặc biệt, là những cơn tăng huyết cấp tính, mạch máu mắt nhạy cảm rất dễ bị vỡ.
- Biến chứng sau khi lặn sâu: Lặn biển kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở.
- Viêm kết mạc: Xảy ra do Enterovirus 70 và Coxsackie A.
- Nhiễm xoắn khuẩn: Leptospira.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C, vitamin K,...
- Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch: Tình trạng này thường xảy ở vùng đầu mặt, trong đó có mắt. Xảy ra khi ho, hắt hơi, nôn,...
Xuất huyết mắt có nguy hiểm không?
Không giống như những vết thương ngoài da, máu ở mắt không bị nhỏ giọt hay chảy thành dòng và lượng máu mất đi với lượng rất ít chỉ 2ml. Do đó, thường không có những nguy hiểm đáng kể. Quá trình xuất huyết sẽ tự biến mất và trở lại màu sắc bình thường cho lòng trắng mắt.
Vậy xuất huyết mắt có nguy hiểm không? Đa phần các trường hợp xuất huyết ở mắt đều lành tính, không nguy hiểm và sẽ tự khỏi không cần điều trị trừ những trường hợp bị va đập chấn thương hoặc viêm nhiễm.
Khi phát hiện xuất huyết mắt, người bệnh không nên:
- Day hay dụi mắt vì có thể tăng vỡ mạch máu và nhiễm khuẩn.
- Không tự ý chườm nóng hay lạnh.
- Không tự ý dùng thuốc chống đông máu mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Để nhanh hết, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, cần tìm hiểu xem xuất huyết mắt nên ăn gì để bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe của mắt. Nếu tình trạng không thuyên giảm và xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường thì hãy đến ngay cơ sở y tế/bệnh viện để thăm khám. Một số tình trạng nhiễm khuẩn thì nên dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh do bác sĩ kê đơn không được tự ý dùng thuốc bên ngoài.
Qua bài viết, mọi người có thể giảm được phần nào lo lắng vì xuất huyết mắt không nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh nhưng sẽ có cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt. Tuy nhiên, để an toàn mọi người nên kiểm tra và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do không xử lý đúng cách.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp