Đau bụng về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo nhiều chuyên gia y tế, việc bị đau bụng về đêm cơ thể liên quan đến các vấn để của dạ dày như trào ngược dạ dày, khó tiêu,... Trong bài viết dưới đây, Hà An Pharmacy mời bạn cùng tìm hiểu về hiện tượng này nhé.
Đau bụng về đêm là bị bệnh gì?
Nhiều người bị đau bụng về đêm thường xuyên và rất lo lắng mình có thể bị mắc bệnh nghiêm trọng nào đó. Giải đáp cho những lo lắng này, các chuyên gia đã đưa ra những nguyên nhân gây đau bụng về đêm gồm:
Đau bụng về đêm trên rốn - Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Khi axit dạ dày bị trào ngược, đi vào ống dẫn thức ăn sẽ gây ra cảm giác nóng rát trong bụng rất khó chịu, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng về đêm. Chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, đau rát họng,...
![Đau bụng về đêm là dấu hiệu của bệnh gì 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_bung_ve_dem_la_dau_hieu_cua_benh_gi1_b38c23dcad.jpg)
Những yếu tố khiến axit dạ dày dễ bị trào ngược gây đau bụng vào ban đêm như:
- Thừa cân, béo phì;
- Uống quá nhiều rượu hoặc đồ uống có cồn khác;
- Nằm ngay sau khi ăn;
- Ăn quá no, nhất là khi ăn no xong lập tức nằm ngủ;
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như các món có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Đau bụng ban đêm do bệnh loét dạ dày, ruột
Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng về đêm thì rất có thể đây là triệu chứng cho thấy bệnh viêm loét dạ dày, loét ruột đấy. Bệnh lý này khiến cho vùng dạ dày bị nóng lên, đặc biệt là sau khi ăn, lượng axit dạ dày được tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn. Cơn đau bụng do loét dạ dày có thể tăng lên khi ăn no hoặc khi quá đói.
Sỏi mật gây đau bụng về đêm
Bệnh sỏi mật cũng có triệu chứng đau bụng về đêm. Túi mật khá nhỏ, nằm dưới gan và đóng vai trò giải phóng mật để hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi dịch mật tích tụ quá nhiều và quá lâu trong cơ thể sẽ hình thành những viên sỏi cứng gọi là sỏi mật.
Hội chứng ruột kích thích
Ngoài những bệnh lý nêu trên thì hội chứng ruột kích thích cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng về đêm. Tỷ lệ người bị đau bụng ban đêm do hội chứng này khá cao nên đây có thể xem là triệu chứng ban đầu của bệnh. Ngoài đau bụng mỗi khi buổi đêm, người bị hội chứng ruột kích thích còn có những biểu hiện thông dụng khác như đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ hơi,...
Bệnh celiac gây đau bụng ban đêm
Bệnh dị ứng celiac là tình trạng dị ứng với gluten khá phổ biến. Người bị bệnh này khi ăn những thực phẩm có chứa gluten như lúa mạch, lúa mì,... sẽ rất dễ bị đau bụng về đêm. Nếu ăn quá nhiều có thể kèm theo một số triệu chứng khác như ợ hơi, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy,...
Đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung
Nếu bạn cảm nhận cơn đau bụng về đêm xuất phát từ vị trí dưới rốn và cảm giác đau quặn, đau ngắt quãng không liên tục thì rất có thể đây là chứng đau bụng kinh bình thường, khi tử cung đang tăng cường co bóp để đẩy hết những niêm mạc ra ngoài. Ngoài ra, bệnh lạc nội mạc tử cung khiến niêm mạc tử cung bị lạc vào những cơ quan khác cũng có thể gây đau bụng ban đêm kéo dài.
![Đau bụng về đêm là dấu hiệu của bệnh gì 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_bung_ve_dem_la_dau_hieu_cua_benh_gi2_a2c8102a89.jpg)
Đau bụng về đêm có nguy hiểm không?
Đau bụng về đêm có rất nhiều nguyên nhân và đối tượng khác nhau nên rất khó xác định có nguy hiểm không. Đối với trẻ em và người lớn, mức độ nghiêm trọng khi bị đau bụng ban đêm là khác nhau.
Đối với trẻ em
Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm và nguyên nhân khiến trẻ đau bụng về đêm có thể do 2 nguyên nhân chính là sinh lý hoặc bệnh lý. Trẻ em bị đau bụng vào ban đêm sẽ nguy hiểm hơn so với người lớn, đặc biệt là khi nguyên nhân đến từ những bệnh lý như táo bón, trào ngược axit dạ dày, ngộ độc thực phẩm,...
Nếu trẻ em bị đau bụng về đêm kèm theo một số triệu chứng dưới đây, bạn cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
- Sốt cao không hạ;
- Nôn ói;
- Tiêu chảy;
- Trẻ quấy khóc dữ dội, bố mẹ không thể dỗ bé nín;
- Tần suất trẻ bị đau bụng về đêm thường xuyên xảy ra.
Đối với người lớn
Người lớn bị đau bụng về đêm có thể do những nguyên nhân bệnh lý nêu trên. Hầu hết những người gặp tình trạng này đều không quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng việc chủ quan là không nên. Khi bạn nhận thấy mình thường xuyên bị đau bụng về đêm kèm theo một số vấn đề sức khỏe dưới đây, hãy đến bệnh viện và kiểm tra sức khỏe:
- Cơn đau bụng dữ dội, đau liên tục, cơn đau tăng dần hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Buồn nôn, nôn ói liên tục;
- Sụt cân nhanh chóng, đột ngột dù vẫn ăn uống bình thường;
- Sưng hoặc viêm dạ dày;
- Đau khớp, nhức cơ thường xuyên;
- Vàng da, vàng mắt;
- Khó thở,...
Cách ngăn ngừa đau bụng về đêm
Theo dõi bài viết đến đây, chắc hẳn bạn cũng rất muốn biết phương pháp giảm thiểu nguy cơ đau bụng về đêm. Theo các chuyên gia, việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh kháng vi khuẩn H.pylori rất có tác dụng đấy. Đây là loại vi khuẩn có trong đường ruột và thường gây đau bụng về đêm.
![Đau bụng về đêm là dấu hiệu của bệnh gì 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_bung_ve_dem_la_dau_hieu_cua_benh_gi3_3515019ff8.jpg)
Ngoài ra, những việc làm dưới đây cũng giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ bị đau bụng về đêm do bệnh về đường tiêu hóa.
- Hạn chế ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên những thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, món ăn chiên xào hoặc thực phẩm cay nóng, nhiều ớt.
- Khi ngủ nên kê cao gối hơn.
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh bằng việc ăn sữa chua, uống bổ sung men vi sinh,... hàng ngày.
- Tránh tiêu thụ thức ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó, hãy ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng.
- Tránh các thức uống có cồn và cafein như rượu, bia, trà đặc, cafe,...
Mong rằng qua những thông tin mà Hà An Pharmacy chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng đau bụng về đêm. Tình trạng đau bụng ban đêm đa phần tuy không gây nguy hiểm nhưng bạn cần thăm khám, điều trị sớm, tránh làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc hàng ngày.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp