Sơ cứu người bị tai nạn giao thông tại chỗ đúng cách
Thực tế, những nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong là do không được sơ cứu, hoặc sơ cứu không đúng cách trước khi đưa tới các cơ sở y tế. Do đó, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông.
1. Cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông
Nếu vết thương chảy máu
Chảy máu là chấn thương thường gặp nhất với người bị tai nạn giao thông vì có thể do bị va đập hay bị vật sắc nhọn đâm vào da thịt, khiến đến đứt mạch máu…và dẫn đến máu chảy. Nếu nạn nhân mất quá nhiều máu dễ bị choáng, bất tỉnh thậm chí tử vong.
Trong trường hợp sơ cứu người bị tai nạn giao thông với vết thương có dị vật tuyệt đối không được rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy ra nhiều hơn dẫn đến mất máu. Đối với vết thương chảy máu không có dị vật nên dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương sau đó giữ chặt để cầm máu rồi băng lại cẩn thận. Trong khi băng bó mọi thao tác phải đòi hỏi nhanh, chính xác và đảm bảo sạch sẽ, tránh vết thương bị nhiễm trùng. Rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Nếu nạn nhân bị gãy xương
![Sơ cứu người bị tai nạn giao thông tại chỗ đúng cách](https://www.nhathuoclongchau.com.vn/benh-ly/wp-content/uploads/2017/10/cuu-nguoi-bi-tai-nan-giao-thong-tai-cho-dung-cach-2-1024x683.jpg)
Nếu nạn nhân bị gãy xương thì dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động, không thể cử động chỗ bị thương, kèm theo sưng nề và chảy máu. Trong một số trường gãy xương hở đầu, xương có thể đâm thủng da, chân tay gãy rời và lủng lẳng.
Khi gặp nạn nhân bị gãy xương thì việc đầu tiên cần làm là cố định tạm thời bộ phận bị gãy. Có thể dùng các loại nẹp tự tạo từ tre, gỗ để cố định vùng xương gãy. Với vết gãy xương hở, không được rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và dùng băng ép vô khuẩn.
Đặc biệt chú ý với những người bị tai nạn bị gãy đốt sống cổ. Trường hợp này không nên tự ý di chuyển nạn nhâncó thể dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân hoặc tử vong.
Nếu nạn nhân bị chấn thương sọ não
Khi nạn nhân chấn thương sọ não có thể bị vỡ sọ, dập não, vết thương xuyên thấu, nguy hiểm hơn là xuất huyết trong hoặc phù não co giật. Khi đó, nên đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân ngưng tim, ngưng thở, nên dùng cách ép tim cứu người ngừng thở, xoa bóp lồng ngực ở vùng tim. Sau khi xử trí hãy gọi cấp cứu đến nhanh nhất có thể.
2. Cần tránh những việc sau khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông
![Sơ cứu người bị tai nạn giao thông tại chỗ đúng cách](https://www.nhathuoclongchau.com.vn/benh-ly/wp-content/uploads/2017/10/cuu-nguoi-bi-tai-nan-giao-thong-tai-cho-dung-cach-1.jpg)
– Lấy bỏ bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ. Nếu bị vật gì nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều, có thể tử vong.
– Dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn, có thể gây tổn thương cột sống cổ.
– Di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa cố định.
– Di chuyển người bị nạn bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp.
– Đưa bất cứ một vật lạ hoặc nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.
Bảo Bảo