Cơm rượu bị đắng có ăn được không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Cơm rượu là thực phẩm dinh dưỡng, có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường rất tốt, vì thế mà vai trò của cơm rượu ngày càng được đề cao trong nhiều gia đình Việt Nam bên cạnh nét văn hóa truyền thống từ xưa đến nay. Tuy nhiên không phải ai cũng thành thạo được các công thức và quy trình chế biến, dẫn đến tình trạng cơm rượu không đạt chuẩn, điển hình là vị đắng, nếu cơm rượu bị đắng có ăn được không? Cách khắc phục là gì? Mời mọi người cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơm rượu bị đắng
Để tìm được giải pháp “trị bệnh” cho cơm rượu bị đắng thì mọi người cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó mới suy ra lý do cụ thể cho trường hợp của từng cá nhân, dưới đây là ba lý do phổ biến dẫn đến cơm rượu bị đắng.
Do nước muối quá mặn
Nước muối đóng vai trò là gia vị để cơm rượu thơm ngon hơn trong quá trình ủ men rượu, cũng như giai đoạn nấu nếp, việc cho một ít muối vào cũng là cách để nếp đậm đà hơn mà không cần thêm nước muối loãng trong quá trình rắc men, hơn nữa nước muối còn giúp cho xôi không bị dính vào khay khi trải ra để ủ men.
Có thể nước muối cũng là nguyên nhân làm cho cơm rượu bị đắng vì hàm lượng muối cao, do đó mọi người cần lưu ý điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp để tránh tình trạng cơm bị đắng và đây cũng là cách xử lý hiệu quả khắc phục tình trạng này.
Do gạo nếp
Với lý do này hẳn nhiều người sẽ gặp phải khi mua trúng loại gạo nếp kém chất lượng, có mùi ẩm mốc, cảm giác khó chịu khi ngửi và không có mùi thơm. Điển hình là loại nếp cẩm, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện tràn lan các loại gạo nếp có nhuộm màu hóa học cho thực phẩm làm kích thước hạt không đều, không có màu tím tự nhiên.
Do chọn sai men rượu hoặc ủ không đúng cách
Chất lượng men khi ủ cơm cũng quyết định đến kết quả của cơm rượu, cơm sẽ không ngon hoặc bị mốc ngay nếu chọn nhầm loại men bị mốc hoặc cũ. Cần lưu ý không nên chọn loại men tàu vì có nhiều vi sinh có hại, thường dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngộ độc thực phẩm.
Nếu không phải do các lý do trên, men cũng sử dụng loại tốt mà cơm vẫn bị đắng, sượng và không ngon thì bạn nên kiểm tra đến cách ủ men, đặc biệt những ai mới thực hiện lần đầu.
Cơm rượu bị đắng có ăn được không?
Tình trạng cơm rượu bị đắng không phải là hiếm gặp ở bất kỳ ai đã làm cơm rượu, nhưng vì giá trị bỏ ra của món ăn dinh dưỡng này cũng không phải ít nên có nhiều người thường tiếc của mà cố gắng ăn hết để bỏ phí, đây là việc làm không tốt cho sức khỏe.
Tuy cơm rượu rất ngon và bổ dưỡng nhưng nếu xuất hiện một trong các vị như đáng, chua vữa thì đây chính là dấu hiệu cho thấy cơm rượu sắp bị mốc rất nguy hiểm, không nên ăn tiếp. Tuy cơm chưa bị mốc hẳn nhưng cũng là giai đoạn các nấm mốc bắt đầu phát sinh và có độc tố, nếu ít thì sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy,.. Nặng hơn có thể làm cho độc tố tích tụ ngấm vào sâu cơ thể, tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm trong tương lai.
Như vậy mọi người đã phần nào biết được câu trả lời liệu rằng cơm rượu bị đắng có ăn được không để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe.
Cách khắc phục tình trạng cơm rượu bị đắng
Sau khi hiểu được nguyên nhân làm cho cơm rượu bị đắng, để khắc phục được tình trạng này, mọi người cần xác định chính xác nguyên nhân cho trường hợp của mình chứ không phải ai cũng giống nhau.
- Ở lý do đầu tiên nếu vì hàm lượng muối quá cao thì chúng ta nên cho tỷ lệ muối tương xứng với tỷ lệ gạo nếp với ý nghĩa cho nếp thêm đậm đà, ngược lại sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
- Nguyên nhân thứ hai cũng phổ biến không kém đó là tình trạng gạo nếp bị ẩm, mốc vì để lâu ngày mà khi mua chúng ta thường bỏ qua yếu tố này. Để khắc phục thì chúng ta cần lưu ý nên chọn các đơn vị bán uy tín như cửa hàng quen hoặc siêu thị và trước khi nấu cũng nên kiểm tra thêm một lần nữa bằng cách quan sát màu sắc, thậm chí cắn thử hạt nếp. Cách xử lý này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sức lực.
- Để tìm được loại men và có tỷ lệ phù hợp, bạn có thể tham khảo ý kiến từ người bán để được gợi ý lượng men phù hợp để làm cơm, thông thường 1 kg nếp sẽ cần 50 gram men rượu.
- Cuối cùng là cách ủ men để quá trình lên men đạt hiệu quả cho cơm rượu được thơm ngon dù ở trong bất kỳ môi trường nào. Lưu ý không rải men khi cơm rượu còn nóng mà phải đợi nguội hẳn, nhiệt độ cao của cơm sẽ làm các vi sinh trong cơm bị mất đi, không thể lên men, nếu cơm quá nguội thì men cũng không có được nhiệt độ thích hợp để đạt độ chín.
Như mọi người đã biết, cơm rượu là thực phẩm có lợi cho sức khỏe và là món ăn truyền thống của người Việt hằng năm, nên nói về cách thực hiện cũng sẽ không dễ dàng đối với ai chưa từng hoặc ít khi bắt tay vào làm, vì thế mà hi vọng qua những chia sẻ hữu ích về các nguyên nhân thường gặp làm cho cơm rượu bị đắng cũng như là một số cách khắc phục kèm theo, mọi người có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình để biết được cơm rượu bị đắng có ăn được không và kịp thời xử lý nếu rơi vào tình huống tương tự, tránh lặp lại lỗi cho những lần thực hiện sau. Chúc mọi người thành công và sớm có được mẻ cơm rượu vừa ý nhé.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp